Combo 2 Quyển: Chân Trần Chí Thép + Điệp Viên Hoàn Hảo X6:
1. Chân Trần Chí Thép
2. Điệp Viên Hoàn Hảo X6
-------------------------------------
1. Chân Trần Chí Thép - Jammes G. Zumwalt
![]()
Tác giả James G. Zumwalt xuất thân trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp. Cha ông là Đô đốc Elmo R. Zumwalt, Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam, và sau này là Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
Trong vai trò chỉ huy Hải quân Mỹ tại Việt Nam, bắt đầu vào năm 1968, Tư lệnh Elmo Zumwalt đã phát động chiến dịch rải Chất độc da Cam dọc các bờ sông ở miền Nam Việt Nam, để lại hậu quả nặng nề cho đất nước và người dân Việt Nam. Nhiều chiến binh Mỹ trở về từ cuộc chiến cũng bị phơi nhiễm chất độc này, trong đó có người con trai cùng tên Elmo R. Zumwalt III của ông. Elmo R. Zumwalt III đã qua đời năm 1988 vì ung thư, hậu quả của phơi nhiễm chất độc.
Sau chiến tranh, Đô đốc Zumwalt đã trở lại Việt Nam để thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh. Ông cũng là người ủng hộ quyết định bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt của Tổng thống Bill Clinton.
Bản thân tác giả James Zumwalt, từng tham chiến tại Việt Nam, sau đó tham gia cuộc can thiệp vào Panama năm 1989 và Chiến dịch Bão táp Sa mạc tại vùng Vịnh năm 1990-1991. Năm 1994, lần đầu tiên ông cùng cha mình – Đô đốc Zumwalt - trở lại Việt Nam trong một chuyến đi nằm trong nỗ lực tìm hiểu tác hại của Chất độc da Cam lên sức khỏe con người. Chính từ chuyến đi ấy, ông Zumwalt đã được tiếp xúc với nhiều vị tướng lĩnh cấp cao, các cựu quân nhân từng tham gia cuộc chiến chống Mỹ cũng như những người dân thường.
Sau chuyến đi năm 1994, ông còn trở lại Việt Nam nhiều lần nữa. Mỗi một chuyến đi, mỗi một cuộc gặp cho ông một cái nhìn mới, một nhận thức mới về đất nước và con người ở đây. Khi hiểu biết đơm mầm, lòng thù hận âm ỉ bấy lâu tan biến, thay vào đó là sự thông cảm, sẻ chia, và trên hết là lòng khâm phục đối với những người từng ở bên kia chiến tuyến – mà giờ đây ông đã coi là bạn bè. Các cuộc tiếp xúc cũng giúp ông, cuối cùng, đã hiểu rõ đâu là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của Việt Nam trong cuộc chiến ấy. Ông kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, những người Việt Nam CHÂN TRẦN đã bước vào cuộc chiến với một CHÍ THÉP, sẵn sàng chiến đấu trường kỳ tới chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất non sông mới thôi.
Ông nhìn nhận: “Trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ dựa vào sức mạnh công nghệ vũ khí vượt trội; người Việt Nam phải dựa vào những thứ khác. Họ quay về truyền thống của mình – đó là truyền thống chống ngoại xâm có từ ngàn đời, khi đất nước liên tục bị xâm lăng... Tinh thần dân tộc, lòng tự hào và quyết tâm ấy phát triển thành một sức mạnh vĩ đại – một CHÍ THÉP – giúp họ thực hiện được điều không thể.
Để cuối cùng, CHÍ THÉP đã đánh bại công nghệ của siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Ông còn gửi thông điệp tới người Mỹ: “Hơn ba thập niên kể từ ngày Sài Gòn sụp đổ, đã đến lúc cần hiểu hơn về kẻ thù mà chúng ta từng đối mặt cũng như cái CHÍ THÉP của họ đã đóng vai trò nào trong chiến thắng của Việt Nam và thất bại của Mỹ".
-------------------------------------
2. Điệp viên Hoàn Hảo X6 - Phạm Xuân Ẩn
![]()
Ấn bản mới này có bổ sung Lời giới thiệu của tác giả cho lần tái bản 2013 “Sáu năm sau: hồi tưởng về sách Điệp Viên Hoàn Hảo”. Larry Berman viết: “…cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè.
Trong ấn bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật/con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kể với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới chứa đựng rất nhiều thông tin lần đầu tiên công bố…”.
Đặc biệt trong lần in mới này công bố bức thư xúc động của bà Thu Nhàn, vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, gửi tác giả Larry Berman: “Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần đọc lại là tôi không cầm được nước mắt! Một ít người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy… Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần để nhớ về chồng tôi.