Combo 2 Quyển (Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn và Làm sạch tâm hồn):
1. Làm Sạch Tâm Hồn - Các Bài Tập Thiền
2. Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Làm sạch tâm hồn - các bài tập thiền
“Làm sạch tâm hồn - các bài thiền tập” của tác giả Nishi Katsuzo do Tiến sĩ Trương Thị Thảo dịch, đây là những nội dung và các phương pháp giảng dạy đã được thử thách qua thời gian. Đây là những nghiên cứu kiệt xuất trong nền y học tự nhiên của tất cả các dân tộc từ xưa cho tới nay. Đây là những bí quyết đã được khôi phục lại với những giải thích của các chuyên gia thời nay cùng những lời khuyên hết sức cấp thiết của những nhà chuyên môn vĩ đại.
Thiền tĩnh tâm là phương pháp có thể cứu giúp chúng ta khi thân thể đang suy sụp và tinh thần mỏi mệt. Thiền cho tâm hồn là điều đem lại hy vọng và chỉ ra con đường dẫn đến phục hồi sức khỏe khi chúng ta cảm thấy dường như mọi con đường đều đã bị cắt đứt.
Ở trong trạng thái Thiền tĩnh tâm tức là ta biết lắng nghe và thấu hiểu được chính mình, tức là ta tìm ra được lời giải cho mọi vấn đề của bản thân – qua các câu trả lời vốn nằm trong chính mình. Chỉ là bình thường ta không lắng nghe chúng do những bận rộn trong đời sống, do những suy nghĩ vô nghĩa đang chen chúc xô đẩy nhau trong đầu. Cơ thể chúng ta rất thông minh. Nó biết tất cả về sự sống và về bản thân mình. Nó biết cả những con đường dẫn đến chữa lành bệnh tật. Chỉ là chúng ta không tạo cho nó cơ hội thể hiện sự thông tuệ này vào đời sống mà thôi. Chúng ta không muốn lắng nghe cơ thể mình, chúng ta ưa nói nhiều về bản thân và cứ hay bận rộn tất tả về rất nhiều điều. Nào, bạn hãy dành sự chú ý này cho chính cơ thể mình. Nó sẽ nói cho bạn biết điều gì đó.
Giá như thế giới phương Tây hiểu được bản chất của y học! Chừng nào ít người bị bệnh hơn, chừng ấy sẽ nhiều người hạnh phúc và khỏe mạnh hơn! Đây mới đúng là dược phẩm huyền diệu – là cơ sở của sức khỏe.
Hồi nhỏ, Nishi Katsuzo đã có rất nhiều cơ hội học tập nghệ thuật Thiền – định tâm, vì tác giả là một bệnh nhân vô phương cứu chữa. Các bác sĩ đã nhận định như thế, cha mẹ ông cũng nhận định như vậy. Nhưng Thiền đã giúp ông vượt qua cái chết. Tác giả đã chiêm ngưỡng cây hoa anh đào trước khi nở hoa, khi hoa đang nở, và khi hoa tàn, ông nhìn thấy rõ gió đã cuốn những cánh hoa màu hồng rụng xuống như thế nào. Rồi vào mùa xuân năm sau, cây lại hồi sinh, và tất cả lại bắt đầu. Tác giả đã hiểu ra rằng, trong tự nhiên không có cái chết – mà chỉ là sự tồn tại đời sống vĩnh hằng liên tục theo vòng tròn “luân hồi sinh tử”. Chính bởi thế nên không việc gì phải sợ chết. Bản thân con người là một phần của tự nhiên và nó cũng sẽ sống thuận theo quy luật như thế. Tác giả không còn sợ nữa, và từ đấy, quá trình hồi phục sức khỏe của ông bắt đầu.
Có thể nói rằng, sự phục hồi sức khỏe của tôi bắt đầu từ khả năng thấu hiểu sự thật về các quy luật đích thực của thế giới, của vũ trụ và của tự nhiên. Tác giả đã thấu hiểu điều ấy thông qua Thiền, chỉ trong Thiền. Qua Thiền, Nishi Katsuzo nắm được các bí mật của cơ thể mình, lắng nghe những lời giải đáp của nó đối với các vấn đề của chính mình – và ông đã tìm được những phương pháp đúng đắn đích thực để chữa bệnh, điều mà bản thân ông rất cần. Tác giả đã tìm ra con đường này và những phương thuốc chữa lành bệnh không phải từ trong sách, cũng không phải từ các cuộc hội thảo của các nhà bác học vĩ đại mà đã tìm ra chúng từ bên trong bản thân mình nhờ nghệ thuật Thiền tập trung tư tưởng.
Sự phục hồi sức khỏe được bắt đầu từ việc khám phá trạng thái chữa lành bệnh bên trong bản thân mình. Chúng ta không thể đi vào trong mình với trạng thái bận rộn, lúng túng của cuộc sống thường nhật, khi đầu óc ta cứ loay hoay, bận rộn với những quyết định tức thời, với nhiều vấn đề nảy sinh cùng một lúc, và do vậy, nó không kịp hiểu thấu tất cả những ý nghĩ đang đồng thời chuyển động hỗn loạn theo những làn sóng cuồn cuộn bên trong. Trạng thái chữa lành bệnh là một trạng thái tĩnh lặng bên trong. Chỉ có Thiền mới đem lại cho chúng ta trạng thái tĩnh lặng bên trong ấy.
Thiền là điều không hề đơn giản đối với con người hiện đại, nhất là khi họ phải đối diện với biết bao mối quan tâm và các vấn đề thường nhật. Tác giả không nói rằng cần phải tìm ra một lối đi khác, một cách tiếp cận khác với sức khỏe của mình để giải quyết hàng núi vấn đề. Trong trạng thái hỗn loạn, lúng túng của tâm trí, chúng ta không thể đưa ra được quyết định sáng suốt cho các vấn đề, cũng như không thể tìm thấy con đường dẫn đến sự khỏe mạnh. Sự tĩnh lặng bên trong, trạng thái Thiền tập trung tư tưởng, chính là trạng thái để sức khỏe tồn tại. Không có trạng thái này thì không có sức khỏe. Bạn hãy làm cho tâm trí đang hỗn loạn lắng dịu xuống, bình yên lại, hãy tìm bằng được cho mình trạng thái tĩnh lặng bên trong, trạng thái mà ở đó lời giải đáp cho mọi vấn đề xuất hiện, trạng thái mà trong đó, cơ thể bắt đầu tự chữa lành bệnh. Hãy tìm bằng được cho mình kho báu này – và bạn sẽ khỏe mạnh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn
Cuốn sách này là quá trình khám phá và phục hồi dành cho những người trưởng thành gặp tổn thương từ gia đình.
Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).
Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).
Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.
Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.
Trải qua quá trình 10 năm nghiên cứu và tìm hiểu hơn 330 báo cáo khoa học khác nhau được thực hiện trên 230.000 người ở trên khắp thế giới, tôi có thể khẳng định rằng: chấn thương tâm lý từ tuổi thơ tạo ra vô số những hậu quả gây tổn thương khác nhau và được biểu hiện theo nhiều cách, bao gồm một hoặc nhiều hội chứng phổ biến được gọi chung là những rối loạn tâm thần – từ trầm cảm, đến nghiện ngập, tâm thần phân liệt – kéo theo một loạt các rối loạn về thể chất khác.
Những căn bệnh còn được gọi là “rối loạn chấn thương phổ quát” này thể hiện mối liên hệ mật thiết với quá khứ tuổi thơ phải trải qua những tổn thương liên tiếp. Hơn nữa, trái ngược với những kiến thức tâm thần học hiện đại, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân của những chứng bệnh này xuất phát từ một rối loạn chuyển hóa gen trong tính chất hóa học của bộ não.
Thực tế được ghi nhận qua các nghiên cứu về sự bất thường của não bộ cho thấy chính những sự bất thường này dường như mới là cơ chế gây ra sự rối loạn, với những tổn thương liên tiếp trong thời thơ ấu và giai đoạn sau đó là nguyên nhân cho cả rối loạn tâm thầm và cơ chế gây ra nó.
Phần đông các gia đình trên khắp thế giới đều chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp và hỗ trợ các nhu cầu lành mạnh của con trẻ. Hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường và lành mạnh của trẻ từ sơ sinh cho tới giai đoạn trưởng thành bị gián đoạn nghiêm trọng.
Để có thể tồn tại, bản ngã thực sự của đứa trẻ – (Cái Tôi đích thực hay Đứa trẻ nội tâm) – thứ đã bị tổn thương nghiêm trọng phải lẩn trốn vào sâu bên trong khu vực vô thức của tâm trí. Thứ xuất hiện bên ngoài là một bản ngã hay tiềm thức giả mạo và nó đang cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc đời của chúng ta, nhưng không thể thành công đơn giản bởi vì nó chỉ là một cơ chế phòng vệ để tránh không bị tổn thương và nó hoàn toàn không có thật. Động lực của cái tôi giả mạo này chủ yếu dựa trên nhu cầu phải luôn là người làm đúng và kiểm soát được mọi thứ.
Cách gọi tên chính xác những gì đã xảy ra với chúng ta cũng như những yếu tố tạo nên đời sống nội tâm của mình khi các sự kiện đó xuất hiện, bao gồm những cảm xúc phong phú mà chúng ta có và học cách cho phép bản thân trải qua những nỗi đau cảm xúc thay vì tránh né nó.
Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chữa lành được gói gọn như sau “one day at a time”, tức là khi chúng ta làm gì thì hoàn toàn chú tâm vào việc mình làm mà không cần phải suy nghĩ hay lo lắng đến những việc khác, bởi vì suy nghĩ hay lo lắng cũng vô ích và không cần thiết.
Dù quá trình chữa lành có kéo dài bao lâu, chỉ cần áp dụng lời khuyên này, thì quan điểm của chúng ta có thể thay đổi ngay lập tức: giúp cho cuộc hành trình chữa lành tổn thương không chỉ dễ chịu hơn mà còn đầy ý nghĩa, để chúng ta luôn sống trọn vẹn và hết mình với khoảnh khắc hiện tại.
Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.
Mục lục:
Chương 1: Khám phá Đứa trẻ nội tâm
Chương 2: Nền tảng của khái niệm “Đứa trẻ nội tâm”
Chương 3: Đứa trẻ nội tâm là gì?
Chương 4: Sự đè nén Đứa trẻ nội tâm
Chương 5: Những hoàn cảnh gia đình đè nén Đứa trẻ nội tâm
Chương 6: Cơ chế của sự hổ thẹn và cảm nhận tiêu cực về bản thân
Chương 7: Vai trò của sự căng thẳng: Rối loạn sau sang chấn tâm lý
Chương 8: Làm thế nào để chữa lành Đứa trẻ nội tâm?
Chương 9: Giải quyết các vấn đề cốt lõi
Chương 10: Nhận diện và trải nghiệm cảm xúc
Chương 11: Quá trình đau buồn
Chương 12: Duy trì trải nghiệm đau buồn: chấp nhận mạo hiểm và chia sẻ câu chuyện ký ức
Chương 13: Sự chuyển đổi
Chương 14: Hợp nhất
Chương 15: Vai trò của tâm linh
Phụ lục: Ghi chú về các phương pháp phục hồi
Tài liệu tham khảo