Combo 2 Quyển: Đằng Sau 1 Quyết Định Lớn + Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Trí Tuệ Cảm Xúc:
1. Đằng Sau 1 Quyết Định Lớn
2. Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Trí Tuệ Cảm Xúc
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Đằng Sau Một Quyết Định Lớn
5 câu hỏi kinh điển giúp nhà quản lý giải mã Vùng xám – vùng không có đúng sai nhưng lại có ý nghĩa then chốt đến tư duy và bản lĩnh của một người dẫn đầu
Làm thế nào để giải quyết những vấn đề hóc búa? Sẽ có không ít lần, dù nhóm của bạn làm việc cật lực và đã phân tích những dữ liệu tốt nhất, nhưng vẫn không thể tìm ra đáp án cho các vấn đề mà nhóm gặp phải. Trớ trêu thay, bạn vẫn phải đưa ra quyết định, vì bạn chính là một người lãnh đạo, một nhà quản lý. Đây chính là lúc bạn rơi vào Vùng xám. Lúc này, là một thủ lĩnh, bạn bắt buộc phải hành động, cam kết và thuyết phục mọi người đi theo lựa chọn của mình. Vậy, làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn?
Vùng xám được Badaracco - tác giả “Đằng sau một quyết định lớn” định nghĩa là nơi chứa đựng những vấn đề lớn, đôi khi là phức tạp, và đôi khi không lớn, cũng chẳng phức tạp, nhưng lại rất hiếm. Nhìn chung, khi ở trong Vùng xám nghĩa là bạn đang phải đối mặt với những điều đầy rủi ro, thách thức, và biến động không ngừng. Đặc biệt, bạn sẽ không thể giải quyết chúng bằng việc phân định đúng - sai, vì “vùng xám là nơi không phải chỉ có màu trắng hay màu đen, là nơi không dễ dàng để phán xét điều đó đúng hay sai”.
Chưa hết, “khi đối mặt với những vấn đề này, ta thường phải trả lời khá nhiều câu hỏi khó - cho bản thân và cho người khác - để hiểu tường tận vấn đề đó là gì”. Do đó, Badaracco tin rằng, Vùng xám là nơi để kiểm tra khả năng lãnh đạo, những suy xét và ngay cả tính nhân văn của người quản lý. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể sẽ bị lạc đường và tê liệt trước sự phức tạp và bất định của vấn đề, thậm chí là làm tổn thương người khác và sự nghiệp của bản thân, nhưng đã là một nhà quản lý có trách nhiệm, thì bạn phải biết cách đánh giá tường tận mọi việc và có hướng đi đúng đắn cho nhóm của mình.
Thấy được những gian truân ấy, Badaracco đã đem đến cho các nhà quản lý giải pháp mang tên “Đằng sau một quyết định lớn”. Cuốn sách gồm 6 mục lớn, chứa đựng 5 câu hỏi để bạn đọc có thể tự vấn bản thân một cách đơn giản, nhưng không kém phần sâu sắc để khai phá tư duy. Đặc biệt, những câu hỏi này đã được minh định bởi vô số người lãnh đạo trong nhiều thế kỷ và ở nhiều nền văn hoá khác nhau.
Công cụ để đánh giá
Hệ quả thuần của vấn đề là gì?
Trách nhiệm cơ bản của tôi là gì?
Kế hoạch hành động nào phù hợp với tình hình thực tế?
Chúng ta là ai?
Liệu có thể sống chung với quyết định này không?
Ngoài ra, bản thân là một giáo sư chuyên ngành đạo đức trong kinh doanh, Badaracco nhấn mạnh rằng, khi chúng ta giải quyết một sự việc, nó không đơn thuần chỉ nằm ở kỹ năng xử lý vấn đề, mà còn nằm ở quan điểm nhân văn của mỗi người, vì “chúng sai khiến và định hướng suy nghĩ, cảm giác, và hành động của chúng ta. Ở một chừng mực nào đó, quan điểm nhân văn chính là yếu tố quyết định chúng ta là ai”. Do đó, Badaracco đã kết thúc cuốn sách của mình với 2 phần phụ lục, bàn về chủ nghĩa nhân văn, bản chất của con người, quá trình tiến hoá, và đạo đức học.
Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách
“Dành cho tất cả những nhà lãnh đạo và quản lý, bất kể là bạn đang phải đối mặt với khủng hoảng nào trong công việc, thì ắt hẳn đều sẽ tìm thấy cho mình những hạt giống để kích hoạt tư duy, và xác định được hướng đi đúng đắn nhờ cuốn sách này”, Kazuhiro Tsuga - Chủ tịch tập đoàn Panasonic.
“Quyển sách này cung cấp một cấu trúc toàn diện, thực tiễn và tinh tế để đối mặt với những câu hỏi gai góc nhất của cuộc đời và công việc”, Kevin Sharer - cựu chủ tịch và CEO của Amgen, giảng viên cấp cao của Harvard Business School.
Về tác giả
Joseph L. Badaracco là giáo sư chuyên ngành đạo đức kinh doanh tại Harvard Business School. Tại đây, ông giảng dạy về lãnh đạo, chiến lược và trách nhiệm trong kinh doanh, quản lý cho các chương trình học MBA. Ngoài ra, Badaracco còn là Giám đốc của trường nội trú thuộc Harvard College và là chủ tịch Uỷ ban Tư vấn Đại học Harvard.
Với kinh nghiệm dày dặn trong kinh doanh, quản lý, từng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo, và trải qua thời gian dài giảng dạy các chương trình MBA tại các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản, Badaracco đã chạm đến bạn đọc bằng những kiến thức bổ ích và giàu tính thực tiễn thông qua những cuốn sách nổi tiếng, như Defining Moments và Leading Quietly được xếp vào danh sách sách bán chạy nhất theo New York Times.
------------------------------------------------------------------------------------------
2. Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Trí Tuệ Cảm Xúc
Định kiến về sự phiền nhiễu của cảm xúc tại nơi làm việc đã cắm rễ quá sâu trong suy nghĩ của hầu hết chúng ta. Trên thực tế, mặc dù năng lực nhận thức thuần túy và năng lực chuyên môn là cần thiết cho công việc, nhưng chính các năng lực trí nhớ cảm xúc mới giúp phân định ra nhà lãnh đạo xuất chúng.
Những nghiên cứu mang tính đột phá về não bộ đã cho thấy sức mạnh của nhà lãnh đạo giàu trí tuệ cảm xúc trong việc truyền cảm hứng, khơi dậy cảm xúc tích cực và nhiệt tình cống hiến nơi nhân viên.
Tạp chí Time nhận xét về nội dung sách: “Cũng như cách mà cuốn sách đầu tiên của Goleman, Emotional Intelligence, mở rộng tầm nhìn của chúng ta về trí thông minh cảm xúc, Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc thay đổi gần như hoàn toàn các quan điểm trước nay về một nhà lãnh đạo tài ba.”
Tố chất lãnh đạo không phải tự nhiên mà có, nó là cộng hưởng giữa IQ (Trí tuệ) và EQ (Cảm xúc), việc rèn luyện và có tầm nhìn khám phá bản thân sao cho dung hòa được cả hai yếu tố trên là điều rất cần thiết của các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai.
Việc quản lý con người thông qua cảm xúc và trí tuệ không phải là việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo có sự cộng hưởng của Trí Tuệ và Cảm Xúc thì mọi khúc mắc, xung đột trong quá trình làm việc cùng nhau sẽ không khó giải quyết.
Ngoài Bốn phong cách đứng đầu gồm Tầm nhìn (visionary), Huấn luyện (coaching), Liên kết (affiliative), Dân chủ (democratic) giúp tạo sự cộng hưởng nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, thì hai phong cách lãnh đạo còn lại là Yêu cầu cao độ (paceseting) và Mệnh lệnh (commanding) chỉ hữu ích trong một số trường hợp và nên được áp dụng một cách thận trọng. Đây là Sáu phong cách lãnh đạo, sự cộng hưởng không chỉ bắt nguồn từ tâm lý hay kỹ năng thuyết phục của nhà quản lý, nó còn đến từ việc phối hợp nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo.
Cả ba tác giả Daniel Goleman, Richard Boyatzis và Anni McKee đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nghiên cứu, báo cáo về bộ não, hành vi tổ chức, Tâm lý học và Khoa học, nội dung với lối viết súc tích, các tác giả thể hiện những quá trình phức tạp và có phần trừu tượng một cách dễ hiểu, cuốn hút và khơi gợi cảm hứng nơi bạn đọc – (theo Tạp chí USA Today).
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận những lợi ích thiết thực của lãnh đạo bằng Trí Tuệ Cảm Xúc, đồng thời bồi dưỡng năng lực này nơi đội ngũ quản lý nhằm tạo sự cộng hưởng tích cực giúp thúc đẩy và truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp, tổ chức.
Xây dựng tổ chức trên nền tảng Trí Tuệ Cảm Xúc không chỉ dành riêng cho các nhà lãnh đạo mà nó còn giúp các nhân tố cá nhân có định hướng phát triển sự nghiệp, nâng cao tầm nhìn để trở thành một nhà lãnh đạo tương lai. Những bài học đắt giá cùng kỹ năng thực tế còn giúp các bạn sinh viên chuyên ngành quản lý, quản trị thiết thực hơn, có tầm nhìn lý tưởng, tạo dựng sự thay đổi bền vững nhất.