Combo 2 Quyển: Để Trở Thành Nhà Biên Kịch Phim Truyện + Nghệ Thuật Kể Chuyển Bằng Hình Ảnh":
1. Để Trở Thành Nhà Biên Kịch Phim Truyện - Nguyễn Quang Lập
2. Nghệ Thuật Kể Chuyện Bằng Hình Ảnh - Julian Hoxter
-------------------------------------------------------------------
1. Để Trở Thành Nhà Biên Truyện Phim - Nguyễn Quang Lập
![]()
Bạn đọc thân thuộc với Phương Nam chắc chắn biết nhà văn Nguyễn Quang Lập qua hàng loạt tác phẩm được Phương Nam Sách xuất bản và tái sinh trong những năm qua: Ký ức tận 1, Ký ức tận 2, Bạn văn 1, Bạn văn 2, Hạnh phúc mong manh, 49 cây cơm nguội, Chuyện nhà quê, Những mảnh đời đen trắng, Tình cát . Tuy nhiên, ông còn là tác giả của nhiều văn bản điện ảnh xuất sắc như Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Không có Eva, Đảo của dân ngụ cư… , trong đó có hai kịch bản phim Đời cát và Thung lũng hoang vắng ông được trao giải nhà biên kịch xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 (2001). Một tác phẩm điện ảnh hay, trước hết ở kịch bản cân. Sách về lĩnh vực này xưa nay khá ít và hầu hết là sách dịch.
Năm 2016, Nguyễn Quang Lập đã mở lớp biên kịch trực tuyến và các bạn trẻ, những nhà biên kịch tương lai rất quan tâm theo học. Điều đó chứng tỏ nhu cầu học hỏi về lĩnh vực này là rất cao. Chính vì vậy, cuốn sách Để Trở Thành Nhà Biên kịch Phim Truyện của tác giả Nguyễn Quang Lập là cuốn sách không thể thiếu cho các nhà biên kịch tương lai hoặc những ai đang muốn tìm hiểu về nghề này. Với khoảng 270 trang sách, những gì then chốt nhất, quan trọng nhất, cơ bản nhất để bạn đọc có thể ứng dụng thực hành được ngay: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG, XÂY DỰNG CHUYỆN PHIM, CẤU TRÚC BA HỒI, XÂY DỰNG NHÂN VẬT , TẠO CẢNH, THOẠI, SOẠN THẢO VĂN BẢN và một số kịch bản để tham khảo. Điều mà nhà văn hướng đến cho nghề nghiệp này chính là “Để trở thành nhà biên kịch cần cả phông chữ văn hóa và kỹ năng biên kịch”.
-------------------------------------------------------------------
2. Nghệ Thuật Kể Chuyện Bằng Hình Ảnh - Julian Hoxter
![]()
Khai phá ý tưởng sáng tạo, xây dựng kịch bản ấn tượng, truyền tải thông điệp hiệu quả
Một người biên kịch giỏi là người biết thổi sức sống vào các nhân vật của một bộ phim. Chúng ta rất khó để tìm được một nguồn tài liệu dạy những kiến thức cơ bản về viết kịch bản, đồng thời cho phép bạn tự do phát triển khả năng sáng tạo. Vì kịch bản là mắt xích quan trọng nhất trong cỗ máy sáng tạo của ngành sản xuất phim, vậy nhưng biên kịch lại thường phải chật vật trong việc tạo nên nội dung, thổi hồn vào nhân vật trong tác phẩm của mình. Mặc dù vậy, nhu cầu giải trí của xã hội ngày càng tăng và hiện tại bây giờ là thời điểm đầy thú vị để trở thành biên kịch.
Được viết bởi tác giả JULIAN HOXTER - một biên kịch và giáo viên dạy viết kịch bản trong hơn 20 năm, cuốn sách “Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh” đúc kết những kinh nghiệm về việc sản xuất các tác phẩm độc lập, sản xuất phim tài liệu, viết và biên tập các nghiên cứu học thuật trong suốt quá trình giảng dạy của tác giả tại trường điện ảnh - Đại học Bang San Francisco.
Nếu bạn đang mong muốn trở thành một nhà biên kịch tài ba, và mong muốn viết nên những tác bom tấn hoặc có ấp ủ tham vọng trở thành cái tên quen thuộc tại các giải thưởng độc lập thì cuốn sách này sẽ là một công cụ hỗ trợ giúp bạn làm được điều đó. “Nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh” chắt lọc kỹ kể chuyện thành 12 yếu tố chính, từ phát triển câu chuyện đến sửa đổi và viết lại, cùng với rất nhiều cảm hứng để tự tin, sáng tạo, cũng như giúp bạn hiểu thêm về những gì các biên kịch chuyên nghiệp đang làm.
Cuốn sách còn đưa bạn khám phá ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood: cách thức nó phát triển, hậu trường của những bộ phim mang tính biểu tượng cùng với những bộ phim thử nghiệm của các biên kịch sáng tạo đã vượt qua các quy tắc và mở con đường cho riêng mình lên màn ảnh vàng. Khi bước sang phần thú vị hơn—viết—chúng ta có các quy tắc đã được thử và cho thấy hiệu quả. Mỗi chương đều có kèm theo một bài tập sáng tạo để giúp bạn hiểu sâu hơn về điều gì khiến một kịch bản trở nên sống động.
Quy tắc 1: Nắm rõ các nguyên lý
Quy tắc 2: Hiểu cấu trúc câu chuyện
Quy tắc 3: Phát triển câu chuyện của bạn
Quy tắc 4: Tạo ra nhân vật để cổ vũ
Quy tắc 5: Khai thác nguyên mẫu
Quy tắc 6: Cách viết logline
Quy tắc 7: Hình thành khung kịch bản
Quy tắc 8: Kể câu chuyện bằng hình ảnh
Quy tắc 9: Định hình sequence
Quy tắc 10: Đối thoại có mục đích
Quy tắc 11: Cứ viết xong bản nháp đi đã
Quy tắc 12: Sửa, sửa và sửa
Về tác giả: JULIAN HOXTER
Giáo sư Điện ảnh chính thức và Điều phối viên Viết kịch bản cho Trường Điện ảnh Đại học bang San Francisco. Ông cũng tư vấn cho nhiều bộ phim độc lập và phim truyện. Các kịch bản của ông đã giành chiến thắng trong 12 cuộc thi dành cho biên kịch.