Combo 2 Quyển: Okrs - Hiểu Đúng, Làm Đúng + Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi:
1. Okrs - Hiểu Đúng, Làm Đúng
2. Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi
-----------------------------------------------------------------------------------
1. Okrs - Hiểu Đúng , Làm Đúng
- Cách để áp dụng thành công OKRs ngay từ đầu Đặc điểm của “OKRs, Hiểu đúng, làm đúng”:
- “Hướng dẫn thực hành OKRs”; Giải tỏa các hiểu nhầm về OKRs và giúp thực hiện thành công OKRs ngay từ đầu.
- Cuốn sách dành cho bất kì cá nhân, tổ chức, đội nhóm, doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đang loay hoay tìm ra cách quản trị hiệu quả để vươn đến sự phát triển vượt trội trong tương lai.
- Được viết từ một chuyên gia, Founder của cộng đồng VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam; Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam – Mr. Mai Xuân Đạt.
- Đọc “OKRs, Hiểu đúng, làm đúng” sẽ giúp “hiểu đúng” về phương pháp quản trị OKRs, và tiến đến “làm đúng” để đạt tới hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.
Các đoạn hay trong sách:
Thực ra tôi đã biết đến OKRs từ khoảng năm 2015, 2016. Là một tín đồ của Google, gần như tôi tìm hiểu hết những gì Google làm, đã từng và sẽ làm. Khi nhắc đến Google, người ta luôn nói tới OKRs như một trong những lí do quan trọng nhất giải thích cho sự phát triển thần kì của Google. Tôi đã thử OKRs vào năm 2018, cho một công ty nhỏ mới mở của mình. Chúng tôi đã đặt ra các Mục tiêu và Kết quả chính cho 2 quý. Nhưng rồi tôi thấy OKRs quá đơn giản và không mang lại chút kết quả nào, nên tôi đã từ bỏ. Đáng lẽ, tôi đã không đọc Measure What Matter, vì ấn tượng không tốt đối với OKRs khi triển khai không thấy hiệu quả. Nhưng thật may mắn, một trong những thành viên quan trọng của công ty là Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Marketing chiến lược, đã đọc cuốn sách này và yêu cầu một cuộc họp cấp cap để giải thích về OKRs. Trong vòng 2 tiếng trình bày, Hưng đã chia sẻ những điều tôi chưa từng biết về OKRs, về tính trong suốt của OKRs, về cách tạo ra các bộ OKRs, về việc OKRs thuộc về cá nhân…
Tất cả những điều thú vị đó, đến từ Measure What Matter, cuốn sách có ấn bản tiếng Việt vào quý III năm 2019 (sau khi tôi áp dụng OKRs thất bại lần đầu). Và thế là tôi đã ngấu nghiến OKRs trong suốt 2 tuần ở nhà. Trở lại công ty sau khi đã chắc chắn hiểu về OKRs, tôi biết rằng mình đã có cách để điều hành công việc. Và tuyên ngôn lúc này của công ty là “Hoặc là OKRs, hoặc không là gì cả”. Đúng thật chúng tôi đã phải vật lộn với OKRs trong 2 quý đầu bằng sự quyết tâm sống còn: “Hoặc áp dụng thành công OKRs, hoặc sẽ phải đóng cửa công ty”. Chỉ đến quý thứ ba thực hành OKRs, chúng tôi mới bắt đầu ổn. Trong thời gian đó, bản thân tôi cũng đã tìm hiểu thêm về OKRs từ rất nhiều chuyên gia khác, trong đó nổi bật có: Paul R.Niven và Ben Lamorte, đồng tác giả của cuốn sách Objective & Key Results” rất nổi tiếng được xuất bản cuối 2016; Felipe Castro, một diễn giả - nhà tư vấn – nhà huấn luyện OKRs. Kết hợp giữa “Kinh thánh OKRs” của John Doerr và những tư tưởng khác từ Paul R.Niven và Ben Lamorte, Felipe Castro, tôi đã khắc phục được một số vấn đề cản trở việc áp dụng OKRs từ đội ngũ nhân viên của mình. Tổ chức của bạn sẽ thất bại với OKRs nếu tồn tại những quản lí xấu tính, hay áp đặt, thiếu tin tưởng ở nhân viên. Vì OKRs là sự hợp tác nên mình bạch và lắng nghe là những yếu tố bắt buộc cần có. Andy Grove, người sáng lập OKRs từng nói “Các công ty tồi bị phá hủy bởi khủng hoảng, các công ty tốt tồn tại được trong khủng hoảng, còn các công ty tuyệt vời tiến bộ ngay trong khủng hoảng. KPIs đôi khi được gọi là số liệu sức khỏe, vì chúng giúp bạn theo dõi sức khỏe tổng thể của tổ chức. Giống như các chỉ số sức khỏe của bạn, chúng cần được theo dõi. Và nếu mọi thứ đang ở ngưỡng an toàn, bạn chỉ cần tiếp tục sống một cách bình thản như mọi ngày. Và nếu có chỉ số chạm ngưỡng an toàn, bạn sẽ cần hành động.
OKRs thì khác, OKRs giống như bạn tham gia một khóa huấn luyện GYM. Bạn có các chỉ số phân tích cơ thể, và sau đó bạn có các chỉ số mục tiêu cần đạt được: lượng mỡ trong cơ thể, lượng cơ, nhịp tim, sự cân đối giữa các phần của cơ thể… Sau mỗi thời gian tập GYM cùng huấn luyện viên, bạn đo lại chỉ số cơ thể mình để biết rằng mọi thứ có đang đi đúng hướng hay không và bạn nên điều chỉnh như thế nào. Và nếu bạn đã quen với việc tập GYM, ngay cả khi đã đạt được các chỉ số cân bằng đáng mơ ước, bạn sẽ vẫn tiếp tục, bởi bạn biết bản thân mình còn có thể tốt hơn nữa. Sau khi giảm mỡ, bạn sẽ khiến cơ thể săn chắc hơn hoặc một số bộ phận nở nang hơn chứ? OKRs là như vậy, nếu một mục tiêu nào đó lặp đi lặp lại và đi ngang nghĩ là chúng ta cần xem xét thúc đẩy mục tiêu đó trong chu kì tiếp theo. OKRs không chỉ đo hiệu suất cho thấy sức khỏe của tổ chức, OKRs thúc đẩy cả tổ chức đi lên không ngừng nghỉ, thậm chí là đi rất xa (với OKRs tham vọng).
Về tác giả:
MAI XUÂN ĐẠT Nhà huấn luyện OKRs – Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam. Founder VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời là CEO SEONGON, RedMonsters, các Agency uy tín trong lĩnh vực Digital, Google Marketing, Content Marketing…
-----------------------------------------------------------------------------------
2. Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi
Đã bao giờ bạn ngồi xuống để làm việc và sau đó, không hề nhận ra mình lại kết thúc bằng việc dành một (vài) tiếng đồng hồ lướt Youtube, F.acebook, tin tức? Tất cả chúng ta đều đã từng làm vậy. Có vẻ như có quá nhiều thứ lôi kéo sự chú ý của chúng ta trong thời đại này, nên rất khó để thậm chí đạt đến trạng thái tinh thần giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trong Làm ra làm chơi ra chơi, tác giả Cal Newport nhấn mạnh chủ đề “làm việc sâu” (deep work) đang ngày càng được chú trọng. Học cách làm thế nào để làm việc sâu – khả năng tập trung vào một nhiệm vụ khó nhằn mà không hề bị sao lãng – là chìa khóa để tạo ra những kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn. Cuốn sách đưa ra hai mục tiêu, được chia làm hai phần. Phần 1 nhằm thuyết phục bạn rằng giả thiết về làm việc sâu là đúng. Phần 2 giới thiệu đến bạn một số cách để tận dụng làm việc sâu bằng cách rèn luyện não bộ và chuyển đổi thói quen làm việc sang hướng đặt làm việc sâu ở trung tâm sự nghiệp.
Newport không hề đưa ra những lời khuyên xáo rỗng, mang tính lý thuyết hay giáo điều. Ông đề nghị chúng ta nên học cách làm quen với sự hời hợt và từ bỏ các công cụ truyền thông xã hội như F.acebook, I.nstagram, (Thậm chí, nếu bạn không muốn làm vậy thì lỹ lẽ của ông cũng rất đáng đọc). Nếu bạn đã từng dành một ngày làm việc trong tình trạng bị sao lãng bởi đám email và thông báo hiện lên liên tục rồi băn khoăn bạn đã làm gì cả ngày thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.