Combo 3 Quyển: Ăn Dặm Không Phải Cuộc Chiến + Phương Pháp Ăn Dặm Bé Chỉ Huy + Ăn Dặm Kiểu Nhật:
1. Ăn Dặm Không Phải Cuộc Chiến
2. Phương Pháp Ăn Dặm Bé Chỉ Huy
3. Ăn Dặm Kiểu Nhật
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Ăn Dặm Không Phải Cuộc Chiến
“Ăn dặm không phải là cuộc chiến” là cuốn sách được viết nối tiếp theo thành công của cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến”. Như tựa đề bộc lộ, cuốn sách này nhấn mạnh vào chủ đề ăn uống lành mạnh và chủ động cho trẻ em từ lứa tuổi bắt đầu tập ăn dặm, đồng thời cung cấp các thông tin dinh dưỡng cơ bản thiết yếu, các thực đơn gợi ý, các công thức nấu ăn và các mẹo nhỏ để bữa ăn cân bằng và hấp dẫn. Đây là cuốn sách giúp cha mẹ gợi mở và xây dựng mối quan hệ lành mạnh của trẻ em với ẩm thực - một hoạt động không thể thiếu hàng ngày.
Cuốn sách còn là tổng hợp những lời tâm sự của nhiều ông bố, bà mẹ trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam đã áp dụng cách cho bé ăn uống chủ động và tích cực: những kinh nghiệm áp dụng và biến hoá theo từng gia đình, những khó khăn và thành công của quá trình kiên trì và tôn trọng nhu cầu của trẻ.
Hơn cả, sách viết nhiều về những lời khuyên an toàn cho các bé bắt đầu ăn dặm, về tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh (ăn ít muối, ít đường, cân bằng…) ngay từ bước đầu. Cuốn sách theo sát phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, nhưng cũng gợi mở các giải pháp cho các gia đình không thực hiện phương pháp này từ đầu, hay thực hiện kết hợp với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.Cuốn sách còn bao gồm rất nhiều thông tin khoa học, dinh dưỡng cũng như giải thích những hiểu nhầm thường gặp trong ăn uống và dinh dưỡng, dành cho cả người lớn lẫn trẻ em. Những nội dung này được trình bày bằng hình ảnh đẹp mắt, biểu đổ dễ hiểu – dễ nhớ và dễ áp dụng.
Các thực đơn trong sách đã được lựa chọn từ các nguyên liệu dễ kiếm ngay tại Việt Nam sau đó được trực tiếp các tác giả nấu thử nghiệm. Trong mỗi món ăn có những gợi mở mới để làm thay đổi và đa dạng từng món ăn.Trong cuốn sách, cha mẹ sẽ có thông tin về con ăn bao nhiêu là đủ, lịch ăn uống thế nào là khoa học và hơn cả, làm thế nào để con biết cảm giác đói và sự thích thú khi thưởng thức các món ăn. Hơn thế, cuốn sách con đưa đến những gợi ý cách gắn bó tình cảm gia đình thông qua bữa ăn, các hoạt động cùng con nấu nướng hay cách chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật của con. Cuốn sách nhấn mạnh đến tôn trọng nhu cầu dinh dưỡng tự nhiên của trẻ: ăn dặm mà không phải ép con ăn.
Với cuốn sách này, nhóm tác giả mong muốn cha mẹ có thái độ đúng đắn và thông tin phù hợp để có thể tạo dựng tình yêu với ẩm thực cho bé thơ: một nền tảng lành mạnh về dinh dưỡng, mối quan hệ tích cực với việc ăn uống, giảm tình trạng trẻ em bị ăn uống thụ động, hay bị cưỡng ép ăn không theo nhu cầu. Sách dành cho ông bà, cha mẹ và những người trực tiếp trông trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Mục lục:
Chương 1: Tổng quan về ăn dặm Baby Led Weaning
Chương 2: Giai đoạn bắt đầu ăn dặm Baby Led Weaning
Chương 3: Giai đoạn phát triển kĩ năng - Bốc nhón và tập dùng thìa
Chương 4: Giai đoạn hoàn thiện
Chương 5: Baby Led Weaning không hoàn toàn
PHỤ LỤC
Giới thiệu tác giả:
1. Hachun Lyonnet
Hachun Lyonnet tên thật là Thu Hà, hiện đang sống cùng chồng và hai con tại Malaysia. Hachun đã từ bỏ việc tư vấn đầu tư tài chính, chỉ làm bán thời gian để ở nhà chuyên tâm chăm sóc và nuôi dạy con cái.
2. Mẹ Ong Bông
Mẹ Ong Bông tên thật là Liên Hương, hiện đang sống tại Hà Nội với chồng và con gái. Nghề nghiệp chính là làm mẹ. Bản tính ham vui nên rất thích buôn chuyện, nhất là mấy chuyện ăn chơi , ngủ ị của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
3. Bubu Hương
Bubu Hương tên thật là Thanh Hương. Cô gái Hà Thành (Hà Nội) trên đất Sài Gòn, pha trộn một chút cá tính và hài hước của người Hà Thành với một tẹo nồng nhiệt và dịu dàng của người Sài Gòn tạo nên một “Thuyệt Phẩm” bà mẹ một con, lúc thì dữ dội như bão tố khi lại dịu dàng như gió mùa thu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Phương Pháp Ăn Dặm Bé Chỉ Huy
Nếu bạn đã quen với hình ảnh các bé được mẹ dùng muỗng đút thức ăn nghiền nhuyễn vào miệng, bé nhè ra và mẹ lại vét vào cho đến khi nào bé nuốt thì thôi, thì BLW sẽ là một hình ảnh hoàn toàn khác. Với phương pháp này, sẽ không có chuyện đút muỗng hay nghiền nhuyễn, mà ba mẹ sẽ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay, tự chọn thức ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào. Rất có thể nhiều mẹ sẽ lo lắng bé ăn như thế nhỡ bị hóc thì sao.
Thực ra, bé cũng như người lớn, dễ bị hóc hay nghẹn hơn khi có người đút cho, bởi về cơ bản đó là kiểu ăn thụ động - bé không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào. Khi bé tự cho thức ăn vào miệng thì bé cũng nhận thức là mình đang ăn và sẽ điều khiển lưỡi, hàm, môi, họng một cách phù hợp. Nếu thức ăn to quá thì bé sẽ nhè ra. Tất nhiên, việc bé bị ọe vào thời gian đầu là hoàn toàn có thể. Nhưng ọe chỉ là một phản ứng của bé khi không chấp nhận đồ ăn. Sau vài lần ọe thì bé cũng hình thành ý thức và kỹ năng để biết ăn bao nhiêu, ăn như thế nào cho khỏi ọe. Thất bại là mẹ thành công mà.
Đã áp dụng phương pháp BLW thì mẹ phải tin tưởng bé. Tất cả những em bé khỏe mạnh đều có thể làm điều đó từ 6 tháng tuổi, khi bé đã có thể ngồi khá vững và hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã đủ trưởng thành giúp bé hấp thụ các thức ăn khác ngoài sữa. Bé không cần được đút muỗng, bé chỉ cần được tạo cơ hội để tự ăn mà thôi. BLW sẽ giúp bé ăn uống một cách thoải mái, tự lập và rèn luyện kỹ năng ăn cho bé, cụ thể là:- Cho phép bé khám phá mùi vị và cảm giác về độ thô mịn;- Khuyến khích sự độc lập và tự tin;- Giúp bé phát triển các kỹ năng nhai và phối hợp giữa mắt và tay- Làm cho bữa ăn của bé bớt áp lực.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Ăn Dặm Kiểu Nhật
Bạn đã làm cha mẹ. Và bạn có lúng túng với bước đầu cho bé yêu ăn dặm?
Giai đoạn ăn dặm có vai trò là giai đoạn chuẩn bị để trẻ chuyển từ bú mẹ, uống sữa ngoài sang “nhai nát và nuốt”. Điều quan trọng của giai đoạn này không chỉ là cho trẻ ăn và theo dõi đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn phải theo dõi chức năng ăn và lôi kéo hợp lý sự ham thích ăn của trẻ, làm cho trẻ tự lập. Để làm được những việc đó, thống nhất quan điểm là rất quan trọng, phải thống nhất về việc lựa chọn thực phẩm, lượng ăn, cách ăn, những người lớn xung quanh giúp đỡ như thế nào. Tuy nhiên việc ăn dặm là việc hàng ngày. Bạn có đang băn khoăn trăn trở nên cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào không. Trong giai đoạn lần đầu tiên bé tiếp xúc với thức ăn, nếu mọi người xung quanh bé quá nhạy cảm, lo lắng về bữa ăn dặm của trẻ, lo lắng đó sẽ truyền sang bé và thường làm mất đi không khí của bữa ăn vốn dĩ là vui vẻ.
Chính vì thế, đúng như tiêu đề của cuốn sách, tôi giới thiệu những công thức nấu ăn đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong thời gian ngắn bởi nó “đơn giản”, “dễ làm” và những công thức nấu ăn phong phú sáng tạo ví dụ như chia từ thức ăn của người lớn, thực đơn sử dụng baby food … Ngoài ra còn nói rất cẩn thận về những thực phẩm cần phải cân nhắc khi trẻ bị ốm, dị ứng thực phẩm. Hơn nữa, cuốn sách cũng có cả những công thức nấu ăn khi bị dị ứng để bữa ăn dặm không trở nên nhàm chán.
Ngoài ra, chắc hẳn theo từng lứa tuổi, các bạn cũng nhiều điều nghi hoặc như “con tôi tỏ ra thích không thích nhiều thứ, liệu có vấn đề gì không”, “nên cân bằng sữa mẹ và ăn dặm như thế nào”??? Cuốn sách này cũng đã chuẩn bị những câu trả lời dễ hiểu cho những câu hỏi như vậy ở phần Q&A. Nếu đọc phần đó bạn sẽ dễ dàng hiểu được từ bây giờ nên làm cái gì, như thế nào và bạn có thể đối diện với trẻ bằng sự rộng lượng bao dung của mình.
Hãy tiếp xúc với trẻ bằng tấm lòng bao dung, rộng mở và chia sẻ cùng trẻ bữa ăn dặm vui vẻ. Mong rằng cuốn sách này sẽ trở thành cẩm nang giúp bạn chia sẻ thời gian ăn dặm vui vẻ cùng với trẻ.
Mục lục:
Phần 1: Cơ bản về ăn dặm cho trẻ
Phần 2: Cách tiến hành ăn dặm và công thức làm món ăn
Phần 3: Công thức làm món ăn đơn giản chọn bằng nguyên liệu
Phần 4: Ăn dặm sáng tạo
Phần 5: Q&A về ăn dặm
Phần 6: Giải quyết “khó khăn” trong ăn dặm
Phụ lục
Giới thiệu tác giả:Tác giả Tsutsumi Chiharu, là tiến sĩ về dinh dưỡng và sức khỏe, hiện đang giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của Viện nghiên cứu về trẻ em và gia đình Nhật Bản. Tác giả đã có rất nhiều cuốn sách về dinh dưỡng cho trẻ em với đủ các lứa tuổi rất được các bậc cha mẹ Nhật ái mộ. Ví dụ như "Dinh dưỡng căn bản cho trẻ thời kì cai sữa mẹ" xuất bản năm 2010, "Dinh dưỡng và bữa ăn hàng ngày để nuôi dưỡng trẻ" xuất bản 2011...Ngoài ra bà còn đi nhiều nơi để tổ chức các buổi nói chuyện tư vấn về dinh dưỡng và bữa ăn hàng ngày cho bé, thói quen ăn uống...giúp các bà mẹ đang nuôi con nhỏ trên khắp nước Nhật.
Trích đoạn sách hay:
Cân bằng dinh dưỡng
Khi trẻ đã ăn được nhiều món, vấn đề cân bằng dinh dưỡng trở nên quan trọng. Chúng ta cần chú ý đến một thực đơn thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ.
Cân bằng dinh dưỡng tốt liên quan đến việc tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ.
Đồ ăn dặm giúp trẻ bổ sung năng lượng và dinh dưỡng mà sữa mẹ và sữa ngoài chưa đủ. Lúc đầu chúng ta cho trẻ ăn dặm song song với việc bú sữa mẹ và uống sữa ngoài, nhưng từ giai đoạn ăn dặm nếu chúng ta suy nghĩ cho trẻ một thực đơn cân bằng dinh dưỡng tốt sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ đồng thời có thể giáo dục ăn uống cho trẻ.
Dù vậy, việc chuẩn bị bữa ăn là công việc hàng ngày nên bạn đừng để mình bị áp lực quá. Nếu bạn cảm thấy “việc duy trì hàng ngày thật khó” bạn có thể điều chỉnh trong 1 ngày hoặc 2~3 ngày cũng không sao.
Từ khi trẻ được 9 tháng tuổi cần chú ý đến thực đơn
Ở giai đoạn nuốt chửng và giai đoạn nhai nhồm nhoàm trẻ bị hạn chế bởi những thực phẩm và lượng có thể ăn nên bạn hãy coi trọng việc cho trẻ làm quen với đồ ăn hơn là vấn đề năng lượng và dinh dưỡng. Điều quan trọng là bạn cho trẻ ăn đồ ăn phù hợp với sự phát triển của trẻ, hoặc khi cho trẻ ăn loại thức ăn mới phải quan sát phản ứng của trẻ rồi mới tiếp tục.
Khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi đã ăn 3 bữa 1 ngày chúng ta cần suy nghĩ đến thực đơn cân bằng dinh dưỡng tốt cho trẻ. Bởi lúc này bữa ăn cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng chính cho trẻ là chính chứ không phải sữa mẹ và sữa ngoài. Chúng ta cần chú ý cho trẻ có bữa cơm nhiều màu sắc với thực đơn cơ bản bao gồm “Thực phẩm chính (chất đường bột)” + “Thức ăn chính (Chất đạm)” + Thức ăn phụ (vitamin và khoáng chất)” + “Canh, Súp”.
Tôi muốn các bạn chú ý đưa các nguyên liệu giàu sắt vào thực đơn ví dụ như gan hay tảo nâu. Vì đến giai đoạn này thành phần sắt mà trẻ đã nhận được từ mẹ trong thời kỳ mang thai bắt đầu giảm dần.
Bạn có thể tập trung chủ yếu vào thực đơn theo kiểu Nhật có sử dụng nhiều loại nguyên liệu với ít dầu mỡ là rất tốt.
Điểm chú ý khi lên thực đơn
Điều cơ bản là cho trẻ ăn nhạt hạn chế lượng muối. Chế biết giữ được hương vị của nguyên liệu.
Đối với trẻ các cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn thiện nên cần hạn chế lượng muối. Trong thời kỳ nuốt chửng vị của chính các nguyên liệu là đủ đối với trẻ. Ở giai đoạn nhai nhồm nhoàm chúng ta sẽ tạo thêm hương vị. Từ giai đoạn nhai tóp tép về sau chúng ta cũng nên nấu cho trẻ ăn nhạt cố gắng phát huy được hương vị của nguyên liệu.
Từ 9 tháng tuổi trở ra chúng ta phải chú ý đến cân bằng dinh dưỡng khi nấu ăn cho trẻ
Từ 9 tháng tuổi sau sinh trở ra trẻ sẽ ăn 1 ngày 3 bữa, trẻ chủ yếu lấy năng lượng và dinh dưỡng thông qua bữa cơm. Để có bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ chúng ta cần chú ý đảm bảo bữa ăn có thực phẩm chính như cháo, thức ăn chính như thịt cá, thức ăn phụ như rau xanh và bổ sung thành phần dinh dưỡng còn thiếu bằng canh, súp.
Bạn cần suy nghĩ một thực đơn với nhiều màu sắc
Nếu bạn sử dụng nhiều loại nguyên liệu với nhiều màu sắc như màu đỏ (cà chua, cà rốt), màu xanh (cải bó xôi, súp lơ xanh), màu vàng (lòng đỏ trứng, bí ngô), màu trắng (đậu, cá trắng nhỏ)v.v…sẽ có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Nếu biết cách sử dụng tốt các loại rau theo mùa bạn sẽ có được bữa ăn hấp dẫn cho trẻ.
Khuyến khích thực đơn kiểu Nhật sử dụng ít dầu mỡ
Nếu sử dụng nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ và cá thu bào bạn vẫn nấu được vị ngọt mà không cần cho muối. Hơn nữa, nếu là một thực đơn theo kiểu Nhật bạn có thể hạn chế lượng dầu mỡ, như vậy là một mũi tên trúng hai đích. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ một thực đơn sử dụng chính là nước luộc rau….”