Combo 3 Quyển Của Tác Giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (Chiến Lược Cơ Chế Con Người + Thị Trường Chiến Lược Cơ Cấu + Cái Tôi Chuyên Nghiệp):
1. Chiến Lược, Cơ Chế, Con Người - Thế Kiềng 3C Của Tồn Vinh Doanh Nghiệp
2. Thị Trường Chiến Lược Cơ Cấu
3. Cái Tôi Chuyên nghiệp: Độ Xoắn - Độ Sâu - Độ Cao Của Cái Tôi Con Người 3Đ
-------------------------------------------------------------------
1. Chiến Lược, Cơ Chế, Con Người - Thế Kiềng 3C Của Tồn Vinh Doanh Nghiệp - Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Mọi tổ chức, trong đó có doanh nghiệp, muốn tồn vinh lâu dài và vững chắc, không thể không miệt mài trau chuốt thế chân kiềng giữa ba chữ C nền tảng: Chiến lược – Cơ chế – Con người.
Trong tổ chức doanh nghiệp, thế chân kiềng giữa ba chữ C nền tảng: Chiến lược – Cơ chế – Con người, nếu không được miệt mài củng cố vững chãi, sẽ biến thành thế chân vạc bấp bênh, lỏng chỏng, đứt gánh hồi nào không hay. Hệ quả là góp phần không hề nhỏ vào việc lây lan hội chứng doanh nghiệp lớn không nổi. Diễn trình ấy không chỉ gây yếu kém, khủng hoảng, đổ vỡ ngày càng nặng nề trong nội tình doanh nghiệp, mà còn nhiễu loạn trầm kha tận môi trường sống của cộng đồng bao quanh.
CHIẾN LƯỢC – CƠ CHẾ – CON NGƯỜI
Thế kiềng 3C của tồn vinh doanh nghiệp làm sáng tỏ:
• Tương tác phức hợp giữa chiến lược – cơ chế – con người
• Bản chất, vai trò và vận hành của bốn chiến lược phát triển tương liên
• Sáu cấu hình xâu chuỗi giữa chiến lược – cơ chế – con người
• Tác động và hậu quả của thời buổi VUCA1
• Định hình và hệ luận của thời thế VUCA2
• Then chốt trong vận hành doanh nghiệp và thực thi chiến lược
Bên cạnh đó, nhiều khái niệm tưởng chừng quen thuộc trong quản trị doanh nghiệp, hóa ra lâu nay vẫn được hiểu sai, dẫn đến vận dụng sai, chẳng hạn: định tính và định lượng, KPI và biến tướng Key Political Indicators… được luận giải với phong cách viết giàu bản sắc Việt là dấu ấn của tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm.
-------------------------------------------------------------------
2. Thị Trường - Chiến Lược - Cơ Cấu
Cơ cấu là cách tổ chức để đạt các mục tiêu của chiến lược. Chiến lược phát sinh từ những cạnh tranh trong thị trường. Thị trường lại đòi hỏi những giá trị gia tăng ngày càng cao. Do đó, thị trường, chiến lược và cơ cấu phải là ba thực thể được gắn kết chặt chẽ với nhau trong những tiến trình tạo ra các giá trị gia tăng nói trên. Doanh nghiệp nào vận dụng được các thế liên hoàn tương hỗ giữa ba thực thể trên sẽ có khả năng luôn tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh đặc biệt, đồng thời định vị và phát triển được bền vững trước những đòi hỏi/ lựa chọn ngày càng gay gắt của khách. Đó là luận đề cơ bản của cuốn sách này
Cho đến tận bây giờ, không ít doanh nhân và doanh nghiệp, lẫn học giả và cả trí thức lão làng lừng danh ở ta, vẫn hay nhầm lẫn cạnh tranh với giành giật thị phần, chèo kéo khách hàng, thậm chí là diệt trừ ráo trọi các đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy mà đã có lập luận vô cùng sai trái cho rằng cạnh tranh thì chẳng thể nào lành mạnh được. Đã kêu gọi cạnh tranh lành mạnh thì hẳn là bản chất của cạnh tranh phải hết sức bất lương và bất hảo. Điều trên rất đúng khi kinh tế thị trường tư bản còn man rợ rừng rú, sơ khai. Nhưng cũng đừng khăng khăng đổ thừa bản tính kinh tế thị trường vốn quá man di, đầy luật rừng, khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua, cá lớn xơi cá bé, cuộc chơi của ai thì kẻ đó sắp xếp cách chơi. Với sự văn minh và dân trí lẫn dân khí ngày càng được khai mở, ngày càng đòi hỏi tính nhân bản và nhân văn trong các hoạt động kinh tế thường nhật, thì cạnh tranh nhất thiết phải thẩm thấu càng sâu càng tốt thế nào là các giá trị gia tăng mang đến cho chính doanh nghiệp, lẫn người tiêu dùng, thị trường, cùng cộng đồng xã hội. Nói cho thật dễ hiểu: giá trị gia tăng là cái ta có được thêm khi ta đã chấp nhận đánh đổi cái gì. Bởi vậy mà giá trị gia tăng còn có tên gọi là giá trị cộng thêm, nghĩa là cái ta nhận phải luôn nhiều hơn cái ta chịu mất. Do vậy, giá trị gia tăng phải được cảm nghiệm từ hai phía: bán và mua, chế tác và tiêu dùng. Chính vì vậy mà câu chuyện Định vị và Phát triển doanh nghiệp, hiểu cho thấu đáo là thế này: Định vị không chỉ đơn thuần là thống lĩnh thị trường với thị phần cao nhất có thể mà cơ bản là chiếm ngự một vị thế tối ưu nhất trong tâm trí người tiêu dùng để đa phần thường xuyên chọn mình chứ không chọn các đối thủ của mình. Do vậy, phát triển doanh nghiệp là phải làm cho thanh danh, tên tuổi của doanh nghiệp ngày càng được trân quý trong lòng khách hàng, để mở hướng tương lai không ngừng thênh thang cho doanh nghiệp. Tóm lại: chiến lược là nhân tố trung hòa, quán thấu được tính cân bằng lưỡng nghi của thị trường và cơ cấu trong thái cực đồ: thị trường là nơi chốn vẫy vùng, tung hoành của doanh nghiệp và cơ cấu là cách tổ chức tốt nhất cho sự vận hành của doanh nghiệp.
-------------------------------------------------------------------
3. Cái Tôi Chuyên Nghiệp - Độ Xoắn-Độ Sâu-Độ Cao Của Cái Tôi - Con Người 3Đ
Đối với Cái Tôi, hiếm ai cho rằng mình chẳng có. Vấn đề là Cái Tôi ấy lớn hay nhỏ, quá quắt hay đặt đúng lúc, hợp nơi.
Nói về sự Chuyên Nghiệp, hầu hết đều nhận rằng mình không thể không có. Vấn đề là nhiều hay ít, cao hay thấp.
Bàn đến Con Người, nhất thiết phải luận đến ba độ của cái tôi (Con người 3Đ): độ xoắn – độ sâu – độ cao của cái tôi. Vấn đề là 3Đ ấy không thể tách rời biệt lập mà phải tương tức với nhau.
Thoạt nhìn đã thấy có nhiều cấu hình phức hợp. Đó là điểm khởi đầu cho việc hình thành của sách.
Khởi nghiệp mà thiếu sự chuyên nghiệp thì thành công như mong muốn được không? Vậy đâu là các chuẩn mực chuyên nghiệp cần thiết trong những lĩnh vực trọng yếu để có thể đạt thành tựu then chốt trên đường kiến dựng sự nghiệp bản thân và của tổ chức?
Ta chỉ có thể làm chủ những gì tùy thuộc ở bản thân, chứ không thể làm chủ những thứ không thuộc về mình: ta không thể làm chủ được gió nhưng có thể làm chủ cánh buồm. Và khi ta biết định hướng cánh buồm, khác gì điều khiển được gió?! Ta không thể làm chủ khoảng cách giữa nơi đi và chốn đến, nhưng làm chủ được cách mình bước chân. Và khi làm chủ được phương thức đi đứng của mình, khác chi mình đang vẽ lại con đường...