Combo 3 Quyển: Kinh Điển Về Lịch Sử Trung Đông (Từ Beirut Đến Jerusalem + Lịch Sử Israel + Lịch Sử Do Thái):
1. Kinh Điển Về Lịch Sử Trung Đông Từ Beirut Đến Jerusalem
2. Lịch Sử Israel
3. Lịch Sử Do Thái
-------------------------------------------------------------------
1. Từ Beirut Đến Jerusalem
Cuốn sách viết về những xung đột gay gắt ở khu vực Trung Đông, được chia làm hai phần: Beirut và Jerusalem.
Phần thứ nhất: Beirut, Friedman đã tái hiện một cách sống động về cuộc nội chiến của người dân Liban. Từ lịch sử cuộc nội chiến, những xung đột nội bộ gay gắt đến chi tiết nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến này bằng cách nào và diễn biến ra sao đều được ống kính phóng viên của ông thu trọn.
Phần thứ hai: Jerusalem, hai chương đầu là bức tranh thu nhỏ nền văn hóa của người Do Thái và nguồn gốc của người Israel, từ đó tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel.
Với giọng văn sắc sảo, trong sáng, Từ Beirut đến Jerusalem đã chạm sâu hơn vào lịch sử đau thương và vô cùng phức tạp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. Cuốn sách khiến độc giả trải nghiệm hết những cung bậc cảm xúc, từ những đau đớn tột cùng đến những nụ cười sảng khoái. Một cuốn sách không thể bỏ qua đối với bất cứ ai đang tìm kiếm cái nhìn sâu hơn về những nguyên nhân chính trị và những ảnh hưởng tâm lý của cuộc xung đột đa sắc tộc đã bủa vây khu vực chưa bao giờ chấm dứt tiếng súng này.
-------------------------------------------------------------------
2. Lịch Sử Israel - Câu Chuyện Về Sự Hồi Sinh Của Một Dân Tộc
MẶC DÙ LÀ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẤT NƯỚC, nhưng câu chuyện về Israel cũng là câu chuyện về một cuộc cách mạng. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái là phong trào cam kết thay đổi điều kiện sinh tồn của người Do Thái. Những người theo chủ nghĩa này khẳng định đã đến lúc dân tộc họ phải được hồi sinh.
Theo nhiều cách, chủ nghĩa phục quốc Do Thái là cuộc nổi dậy chống lại đạo Do Thái xưa cũ.Khi người Do Thái tại châu Âu liên tục bị tấn công và bị gạt sang bên lề, các lãnh tụ của chủ nghĩa phục quốc Do Thái cho rằng mặc dù người châu Âu rõ ràng là kẻ đáng trách nhưng người Do Thái cũng không hơn.
Đã đến lúc họ từ chối việc trở thành nạn nhân, chấp nhận sống ở bất cứ nơi nào có thể gọi là quê hương cho đến khi bị nước sở tại quyết định trục xuất hoặc giết hại.Nước Anh trục xuất người Do Thái năm 1290; Tây Ban Nha cũng làm vậy vào năm 1492. Và sau đó là phong trào bài Do Thái đầy bạo lực tại châu Âu.Trong khi đó, các lãnh tụ của chủ nghĩa phục quốc Do Thái phàn nàn rằng người Do Thái vẫn thụ động, yếu đuối, sợ hãi và thu mình vào các kinh văn cổ xưa đầy linh thiêng thay vì tự bảo vệ và tự quyết định số phận của mình.
Nhiều nhà tư tưởng của chủ nghĩa phục quốc Do Thái trong thời kỳ đầu cho rằng đó là điều cần thay đổi.Thật khó để phóng đại lòng nhiệt thành cách mạng của họ. Theo nhiều cách khác nhau, chủ nghĩa này liên quan đến việc cắt đứt các mối liên hệ của người Do Thái với những gì đã xảy ra trước đó. Dân tộc Do Thái đã tuyệt vọng đến mức tạo ra một kiểu người Do Thái mới mà thậm chí đã đổi cả tên của mình.
Bốn thủ tướng đầu tiên của Israel là trường hợp điển hình. David Ben-Gurion tên khai sinh là David Gruen.Moshe Sharett tên khai sinh là Moshe Shertok;Levi Eshkol ban đầu là Levi Shkolnik.Golda Meir (nữ thủ tướng đầu tiên của Israel) từng là Golda Meyerson.Đổi tên là cách để nói rằng ‘không liên quan gì nữa’ – rằng đó là lúc cần có thế giới quan Do Thái mới, thể chất Do Thái mới, tổ quốc Do Thái mới, những cái tên Do Thái mới.Đã đến lúc xuất hiện một lớp ‘người Do Thái mới’, một dân tộc Do Thái tái sinh.
-------------------------------------------------------------------
3. Lịch Sử Do Thái
Lịch sử Do Thái của Paul Johnson bắt đầu bằng những sự kiện được viết trong Kinh Thánh và kết thúc khi thành lập Nhà nước Israel. Cuốn sách không chỉ giới thiệu về lịch sử 4.000 năm tồn tại của người Do Thái mà còn đề cập đến những tác động, ảnh hưởng cũng như những đóng góp của họ cho nhân loại.
Người Do Thái tạo nên một bản sắc riêng biệt và cụ thể sớm hơn bất cứ dân tộc nào còn tồn tại tới ngày nay. Họ đã duy trì được nó giữa những nghịch cảnh khủng khiếp cho tới hôm nay. Sức chịu đựng phi thường này từ đâu ra? Sức mạnh ý chí đặc biệt cháy bỏng nào đã khiến người Do Thái khác biệt và giữ cho họ thuần nhất? Sức sống bền bỉ của họ nằm trong bản chất bất biến, hay khả năng thích ứng, hay cả hai? Liệu lịch sử của họ có cho thấy những nỗ lực như vậy là đáng giá? Hay nó cho thấy họ đã hoài công?
Những gì Paul Johnson đã tìm hiểu, nghiên cứu và thuật lại trên từng trang sách, sẽ phần nào giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi này.
Ảnh bìa: Tranh trên bìa là một trang trong cuốn sách Mahzor của người Do Thái xuất bản ở Ba Lan năm 1913.
TRÍCH ĐOẠN HAY:
"Lịch sử người Do Thái có thể được mô tả như một chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là một miền liên tục không dứt của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù năng suất và thói quen tập thể mà phần lớn trong đó không được ghi lại. Nỗi buồn tìm thấy tiếng nói khi niềm vui câm lặng. Nhà sử học phải ghi nhớ điều này. Trải qua hơn 4.000 năm, người Do Thái chứng tỏ mình không chỉ là những người sống sót vĩ đại, mà còn đặc biệt khéo léo trong việc thích ứng với các xã hội nơi số phận xô đẩy họ, và trong việc tích lũy bất cứ tiện nghi nhân văn nào mà những xã hội này mang đến."