Combo 3 Quyển: Miles J. Unger Picasso + Machiavelli + Michelangelo:
1. Miles J. Unger Picasso
2. Machiavelli
3. Michelangelo
-----------------------------------------------------------------------------------------------
1. Picasso và bức tranh khiến thế giới sửng sốt
Picasso thường được biết đến như một thiên tài, một bậc thầy sáng tạo của thế kỷ 20 vì tên tuổi ông gắn liền với sự ra đời của trường phái Lập thể – bước chuyển đột phá trong dòng chảy nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật Hiện đại nói riêng. Chủ nghĩa Lập thể phá vỡ nguyên tắc tạo hình truyền thống của hội họa từ hàng thế kỷ trước, khiến những hình khối, mảnh ghép và góc cạnh của đối tượng được trưng bày dưới lăng kính không-thời gian trên mặt phẳng tranh, mà bức tranh Những cô nàng ở Avignon đầy táo bạo đã đánh dấu thời khắc ấy.
Người ta thường biết đến một Picasso đầy tài năng và có phần kiêu ngạo – người hiểu rõ sức mạnh nghệ thuật và sự quyến rũ của bản thân; nhưng có lẽ ít ai hiểu rõ những khía cạnh nhạy cảm, phức tạp, những góc tối ẩn giấu sâu trong tâm hồn ông. Để đến được với Những cô nàng ở Avignon, cuốn sách dẫn ta quay ngược thời gian khám phá cuộc sống luôn nằm giữa hai thái cực và những mâu thuẫn của người họa sĩ – tuổi thơ bao bọc bên gia đình nhưng trưởng thành sớm vì áp lực; đời sống lãng tử thỏa mãn tinh thần mà túng thiếu về vật chất; luôn quan sát ít nói nhưng ánh mắt toát ra năng lượng thu hút lôi cuốn; tình bạn song hành với sự cạnh tranh cùng những tài năng đương thời; thờ ơ trước danh tiếng nhưng luôn tin sứ mệnh của mình là người dẫn đầu làn sóng Tiên phong; sức kiến tạo tột bậc bung ra khi lật đổ và hủy diệt các quy tắc nền tảng – rồi từ đó trả lời được câu hỏi rằng liệu sự thỏa hiệp của một thiên tài – liệu một Picasso khác – có mang lại điều gì sửng sốt hay không?
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Sự ra đời của chủ nghĩa Hiện đại một thế kỷ trước là một trong những thời khắc lịch sử vĩ đại nhất của quá trình phân nhánh sáng tạo, cũng như vật lý của Einstein, âm nhạc của Stravinsky, và các văn phẩm của Joyce và Proust. Một điểm sáng lớn là bức tranh đáng kinh ngạc của Picasso, và Miles Unger thể hiện đồng thời sự kịch tính và vẻ rực rỡ của sáng tạo đó trong cuốn sách ly kỳ này.” – Walter Isaacson, tác giả cuốn sách Leonardo da Vinci
“Mê mải… Cuốn sách tâm huyết này là một ghi chép chân thực và nhiệt thành về một bức tranh có ảnh hưởng lâu dài tới thế giới nghệ thuật ngày nay.” – Publishers Weekly
CÂU QUOTES HAY
“Mặc dù đám đông khao khát anh hùng và mong mỏi một tầm nhìn dẫn dắt đã tuyên xưng ông là tiếng nói đại diện cho cả một thế hệ, nhưng nghệ thuật của ông về bản chất vẫn là nghệ thuật tự họa, một sự biểu hiện các vấn đề cá nhân hơn là sự phơi bày một ý thức hệ.”
_ Trích Chương 1
“Những biến đổi xuất quỷ nhập thần trong nghệ thuật của ông xuất phát từ giả định rằng có một chiều kích siêu nhiên vẫn lẩn khuất đâu đó ngoài tầm với của người trần mắt thịt, một tư duy chịu ảnh hưởng nhiều từ hình thức, nếu không nói là nội dung, của tôn giáo chính thống.”
_ Trích Chương 2
“Picasso sinh ra đã là kẻ nổi loạn, Matisse nổi loạn vì thế thời, và miễn cưỡng mới đặng lòng làm vậy.”
_ Trích Chương 7
“Với Picasso, nghệ thuật, sâu xa hơn cả, là một thực hành nguyên thủy hòng điều khiển những sức mạnh giấu kín đang chế ngự định mệnh của con người.”
_ Trích Chương 8
ĐỘC GIẢ PHÙ HỢP VỚI CUỐN SÁCH
- Những người thích đọc về lịch sử, tiểu sử nhân vật
- Những người thích tìm hiểu hội họa, mỹ thuật
- Sinh viên, những nhà thực hành nghệ thuật hiện đại và đương đại
- Những người muốn tìm hiểu về sự tác động của các phòng tranh/phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân đến dòng chảy và sự phân nhánh của lịch sử nghệ thuật Hiện đại
Ý NGHĨA ẢNH TRÊN BÌA SÁCH
- Một trong những góc gây “sửng sốt” của bức tranh, thể hiện sự sáng tạo mới dựa trên nguồn cảm hứng từ thế giới nguyên thủy.
- Ngoài ra, bìa cũng được truyền cảm hứng bởi tính chất ưu tiên hình khối và các mặt của trường phái Lập thể, tùy từng thời điểm, từng khung nhìn sẽ tạo nên từng ấn tượng khác nhau.
CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CỦA TÁC PHẨM
Top 1 trên Amazon 2 tháng liên tục
ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CUỐN SÁCH
Cũng là một tác phẩm tiểu sử nhưng giới hạn thời gian “hẹp/cụ thể” hơn, thay vì kể về câu chuyện cuộc đời theo dòng chảy thời gian một cách đơn thuần, tác giả chọn một điểm quy tụ (là thời khắc sáng tạo nên bức Những cô nàng ở Avignon) để thêu dệt nên những tình tiết quy chiếu có tác động đến thời khắc đó, đồng thời kiến tạo các mặt lập thể cho hình tượng người nghệ sĩ là tác giả của điểm tụ đó, cũng như cho đối tượng chính là bức tranh.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
2. Machiavelli
Ông ấy là cây bút chuyên viết về chính trị tai tiếng nhất, mà cũng có ảnh hưởng sâu sắc nhất mọi thời đại. Tên ông – Machiavelli – được đưa vào từ điển với nghĩa “âm mưu hiểm độc” và đeo đuổi quyền lực một cách ích kỷ.
Niccolò Machiavelli là nhà ngoại giao và bầy tôi của nền dân sự Florence, là cha đẻ của khoa học chính trị. Tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông – Quân Vương – là cuốn sách vỡ lòng về cách thức giành lấy và nắm giữ quyền lực một cách quyết liệt, không cần quá để ý tới lương tâm. Một tác phẩm nổi tiếng khác – Luận bàn về mười cuốn sử đầu tiên của Titus Livius – được coi là nguồn tài liệu cơ bản cho các nhà nghiên cứu với phân tích sâu sắc về cách vận hành của một xã hội dân sự cùng lời nhận định cứng rắn về bản chất con người.
Triết lý của Machiavelli được định hình từ sự hỗn loạn trong quãng đời ông sống ở Florence, đó là thời kỳ của những thiên tài nở rộ và những bạo chúa tàn nhẫn. Cuộc đời ông có sự giao thoa với hai thiên tài hội họa là Leonardo da Vinci và Michelangelo. Nhiệm vụ chính trị đầu tiên đặt lên vai ông chính là do thám nhà truyền giáo “ma quỷ” Savonarola.
Trong sự nghiệp ngoại giao, Machiavelli có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật quan trọng như Giáo hoàng Alexander VI cùng con trai của ngài, Cesare Borgia khét tiếng với tính cách bạo lực mà sau trở thành hình mẫu cho tác phẩm Quân Vương. Hiểu biết của Machiavelli được tích góp từ các nhân vật quyền lực xung quanh như Giáo hoàng Julius II – “Giáo hoàng Đáng sợ”, và người kế nhiệm, Giáo hoàng Clement VII không có chính kiến, cùng các vị vua của Pháp và Hoàng đế La Mã Thần thánh. Bằng việc phân tích những thành công và thất bại của họ, Machiavelli đã phát triển lối tiếp cận với chính trị quyền lực mang tính cách mạng của ông.
Trên hết, Machiavelli đặt trọng tâm nghiên cứu vào bản chất con người. Ở cuốn Quân Vương, ông viết ra bản hướng dẫn thực hành cho các nhà chính trị đang lên dựa theo nguyên tắc nhìn nhận thế giới như nó vốn là thay vì như người ta mong đợi nó là. Người ta nói ông lạnh lùng, tính toán, cay độc và vô đạo đức. Thực tế cho thấy, theo Miles Unger – tác gia chuyên viết tiểu sử, Machiavelli là một cây bút có tính nhân văn sâu sắc, sở hữu các lý thuyết gây tranh cãi vốn được cho ra đời nhằm đáp trả tình trạng bạo lực và mục nát trong xã hội mà ông thuộc về. Ông còn là một nhà tâm lý học với hiểu biết sắc sảo về bản chất con người, đi trước Freud hàng thế kỷ. Lỗi lạc và dí dỏm, ông không chỉ là nhà lý thuyết chính trị mà còn là nhà thơ, nhà soạn kịch với vở hài kịch xuất sắc nhất nước Ý thời Phục Hưng – La Mandragola. Machiavelli được gọi là người hiện đại đầu tiên, chẳng nề hà về một thế giới không có Chúa. Với xuất phát điểm khiêm tốn, bằng năng lực của bản thân, Machiavelli đã nhìn thấu được lòng mộ đạo cùng tính đạo đức giả trong thời đại của mình.
Dựa trên các nguồn tư liệu tiếng Ý quý giá và nguyên bản, cùng hiểu biết về Florence, Miles Unger đã viết ra một bản tiểu sử hấp dẫn và đáng tin cậy về một thiên tài mà các tác phẩm của ông vẫn có giá trị đến tận ngày nay.
Ảnh bìa sách: Tranh vẽ chân dung Machiavelli và cảnh nền là Florence thời Trung Cổ.
+ĐÁNH GIÁ:
“Một cuốn tiểu sử mê hoặc về nhà tư tưởng và nhà soạn kịch người Ý Niccolò Machiavelli… [Cuốn sách] quả là bức chân dung sống động, miêu tả tỉ mỉ về nhà chiến lược chính trị bậc thầy này.” – Virginia Kirkis
“Bản tiểu sử tuyệt vời [về Niccolò Machiavelli] dành cho mọi độc giả, không chỉ những nhà cố vấn quản lý mà bất cứ ai đang cố gắng hòa nhập trong thế giới đương đại… Miles J. Unger đã trình bày sáng rõ bối cảnh nhằm cung cấp cho độc giả hiểu biết về tư tưởng của Machiavelli, cũng như việc người ta đã diễn giải (đúng hoặc nhầm lẫn) những tư tưởng ấy như thế nào suốt mấy thế kỷ qua, và cuối cùng là ý nghĩa của chúng đối với thế kỷ XXI.” – Steve Weinberg, USA Today
-----------------------------------------------------------------------------------------------
3. MICHELANGELO- SÁU KIỆT TÁC CUỘC ĐỜI
Tác phẩm này là một bản tiểu sử đầy cuốn hút về Michelangelo – Người đã mang lại vị thế cao cho giới nghệ sĩ trong xã hội, với giọng kể trung dung dẫn dắt người đọc hiểu về bối cảnh xã hội và cuộc đời người nghệ sĩ thông qua việc phân tích 6 kiệt tác của ông.
Dưới ngòi bút của Miles J.Unger, Michelangelo được tái hiện không chỉ với tài năng cùng trí tưởng tượng đỉnh cao của một nghệ sĩ mang tinh thần cách mạng độc đáo, mà còn bởi những lời đồn đại về tính cách và những lời tán tụng của người đương thời, nhiều trong số đó do ông khởi phát. Sự mâu thuẫn trong nội tâm là điểm nổi bật của tác phẩm này, nó không chỉ chi phối tình cảm và tâm tư của Michelangelo, mà còn đi theo cuộc đời sáng tác nghệ thuật của "Người siêu phàm" xứ Florence.
Men theo các cột mốc là 6 kiệt tác nghệ thuật gắn liền với sự nghiệp của Michelangelo, tác giả Unger đã lột tả thành công chân dung một người nghệ sĩ đại tài nổi tiếng không chỉ trong thời kỳ Phục Hưng mà với cả những người hâm mộ nghệ thuật nói chung và điêu khắc cùng hội họa Ý nói riêng.
Bìa sách cũng mang tới sự tò mò đầy thú vị. Hình ảnh bàn tay của Michelangelo, công cụ đỉnh cao nhất của một nghệ sĩ tài ba ở mọi lĩnh vực nghệ thuật mà ông mong muốn (hoặc than thở rằng ông bị ép buộc) thử sức.
Đánh giá/ nhận xét từ chuyên gia
“Mr Unger là một sử gia nghệ thuật tài giỏi, người nổi tiếng hiểu được tâm trạng và thời đại của nghệ sĩ”.
– The Economist
“Một chân dung bậc thầy về một nhân vật phức tạp đáng sợ”.
– Booklist (starred review)
“Nửa tiểu sử, nửa phân tích nghệ thuật và hoàn toàn trêu ngươi. Bằng cách tập trung vào sáu tác phẩm, được trình bày theo trình tự thời gian, Unger đã giới thiệu một chân dung nghệ sĩ chứa đựng cái nhìn toàn cảnh về cuộc đời Michelangelo nhưng cũng sắc bén trong việc đặt mỗi tác phẩm nghệ thuật vào bối cảnh, cung cấp cho độc giả những lý do và duyên cớ tạo nên sự hiểu biết phong phú và đầy hấp dẫn”.
– Catherine Mallette, The Star Telegram (Fort Worth)
“Unger xuất sắc ở việc cho chúng ta thấy được người nghệ sĩ trong công việc: sự miễn cưỡng, sự cộc cằn, tính khí (dễ bị tổn thương và tức giận, đôi khi ông cố gắng trốn chạy) và lòng đố kỵ của ông (da Vinci và Raphael nằm trong số đối tượng của nó) Văn phong sắc sảo của tác giả lột tả một Michelangelo hiện hữu như nổi lên từ tảng đá của lịch sử”.
– Kirkus (starred review)
“Unger là một nhà phê bình sắc sảo và một người kể chuyện tài năng, cách ông sắp xếp lại các góc nhìn quen thuộc không chỉ có thể làm hài lòng những người mới biết tới Michelangelo mà cả những ai nghĩ rằng họ đã hiểu biết tường tận thấu đáo về người nghệ sĩ”.
– Ann Landi, ArtNews
Trích đoạn hay
“Michelangelo chèn chính mình vào giữa sự hiệp thông thiêng liêng giữa người thờ phụng và thánh tượng. Ông không chỉ kêu gọi sự chú ý đến bản thân mà còn tới sự thực rằng đây là một tác phẩm nghệ thuật, được tạo ra bởi một người phàm trần. […] Không gì làm toát lên linh hồn
của thời Phục Hưng hơn sự cấp thiết của một cá nhân muốn ghi dấu ấn của mình trên thế giới. Cùng với sự nhìn nhận giá trị của Con người nói chung là sự đổi mới trong nhận thức con người ở tư cách cá nhân, mỗi người được cho là sở hữu những phẩm chất độc đáo và một tập hợp những kỹ năng độc đáo cần được tưởng thưởng. […] Ông tìm về những gì đối với ông là quá khứ mờ mịt, nhưng lại phản ánh những mối quan tâm của thời đại mình: khát khao danh tiếng và mong muốn được công nhận như một cá tính dị thường.”
– Chương 2, Đức Mẹ Sầu bi
“Trong suốt sự nghiệp kéo dài của mình, ông đã chiến đấu với các nhà bảo trợ đã can thiệp vào quá trình sáng tạo của ông và khinh bỉ trước ý nghĩ rằng tác phẩm của ông phục vụ bất kỳ mục đích phi nghệ thuật nào. Bất kể ai đặt làm tác phẩm, và cho bất kỳ mục đích nào, Michelangelo yêu cầu sự tự do làm theo ý mình muốn, khẳng định rằng nghệ thuật tuân theo những quy tắc của chính nó và phục vụ những mục đích của riêng nó.”
– Chương 3, Người Khổng lồ
“Leonardo là một họa sĩ chân dung xuất sắc, truyền tài được sắc thái tâm lý qua một ngón tay co lại hay một cái liếc ngập ngừng, trong khi Michelangelo – gần như không có hứng thú với các khuôn mặt cá nhân – lại là một nhà biên đạo có tài năng tối thượng, buộc các nhân vật của mình nhảy hoặc sải bước như những diễn viên nhào lộn xuyên ngang sân khấu. Các nhân vật của Leonardo đều hướng nội, sự phong phú trong đời sống nội tâm của họ chỉ được gợi ý ở những nụ cười mỉm bí ẩn, đôi mắt cụp xuống, và những run rẩy thoáng qua. Nhân vật của Michelangelo lại hướng ngoại, kích hoạt những khoảnh khắc kịch tính bao trùm qua những dáng uốn cong mạnh mẽ và những vặn xoắn phi thực.
Leonardo bị mê hoặc bởi tính phù du của nhận thức thị giác, những biến đổi tinh vi của ánh sáng và thời tiết làm thay đổi mỗi khoảnh khắc thành những bức màn lung linh
của ánh sáng và bóng tối đan cài. Thế giới của ông luôn biến thiên từ rạng đông đến chạng vạng, từ sương mờ buổi sớm đến bí ẩn lẩn khuất của màn đêm. Thế giới của Michelangelo là khi chính ngọ nơi mọi thứ tức khắc tự phơi bày chính mình.”
_ Chương 3, Người Khổng lồ
“Việc Michelangelo dám giải quyết vấn đề khó khăn nhất, một đề tài bất khả thể hiện nhất trong mọi loại hình nghệ thuật nói lên rất nhiều về sự tự tin của ông. […] Tuy nhiên, với một nghệ sĩ tham vọng như Michelangelo, đề tài này lại thật hấp dẫn, thậm chí bất khả kháng cự. Tất nhiên, ngay cả lúc vị kỷ nhất, Michelangelo vẫn là người quá ngoan đạo và nhận thức quá rõ những thất bại của mình, để khơi lên sự so sánh, ít nhất với tư cách một con người. Nhưng là một nghệ sĩ, ông tin rằng mình đã chạm vào một thứ gì đó siêu nhiên. Trong một bài sonnet ông đã viết về “thứ nghệ thuật đáng yêu, được thiên đường gửi đến, đã tự mình chinh phục tự nhiên.”
_ Chương 4, Sự Tạo dựng
“Tư liệu liên quan đến sự terribilità của Michelangelo cung cấp một cái nhìn trêu ngươi vào những cách mà cá tính khó chiều của nghệ sĩ đã giúp nuôi cấy huyền thoại về sự thiên tài của ông. Tính cách nóng nảy của ông biến thành một đức tính trong mắt bạn bè ông, dựng lên một dấu hiệu về sự cống hiến cho nghệ thuật của ông. Không gì thể hiện sự biến đổi từ một người thợ thủ công sang một nghệ sĩ rõ ràng hơn điều này.[…] Ai có thể chịu đựng được một một nghệ nhân đơn thuần hành xử như pa? Bất phục tùng, không sẵn sàng tuân theo các quy tắc do người khác đặt ra, là đặc điểm của một trí tuệ nguyên bản, và độc đáo, thay vì kỹ thuật thành thạo, đó là dấu ấn của một nghệ sĩ thực thụ.”
_ Chương 5, Những người chết