Combo 3 Quyển: Nền Dân Trị Mỹ + Đối Thoại Socratic 1 + Nhiệt Đới Buồn:
1. Nền Dân Trị Mỹ - Alexis De Tocqueville
2. Đối Thoại Socratic 1 - Plato
3. Nhiệt Đới Buồn - Claude Lévi-Strauss
-------------------------------------------------
1. Nền Dân Trị Mỹ - Alexis De Tocqueville
![]()
Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tác giả không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.
Theo tác giả, nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
- Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?
- Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
- Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?
- Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?
-------------------------------------------------
2. Đối Thoại Socratic 1 - Plato
![]()
Đối thoại Socratic 1 tập hợp một số tác phẩm tiêu biểu của Plato, bao gồm Euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado. Ngoài ra, cuốn sách còn có những chú giải chi tiết và phần dẫn nhập của dịch giả Nguyễn Văn Khoa, tập trung vào những vấn đề lí luận trong Hi Lạp học nói chung và Socrates học nói riêng, như quan hệ phức tạp giữa Socrates và Plato, sự phát triển và suy vong của nền dân chủ Athens, nội dung và phong cách triết lí của Socrates. Mỗi dẫn nhập vào từng đối thoại nhằm nêu lên các vấn đề triết học đặc thù của nó, giúp cho việc tiếp cận các tác phẩm kinh điển này được dễ dàng hơn.
-------------------------------------------------
3. Nhiệt Đới Buồn - Claude Lévi-Strauss
![]()
"Nhiệt đới buồn" chiếm một vị trí đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp mênh mông của Claude Lévi-Strauss, một trong những nhà nhân học, dân tộc học, một nhà tư tưởng và nhà văn lớn nhất của thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20. Nó được viết trong năm tháng, từ tháng 12.1954 đến 5.1955, như một thiên tùy bút kỳ lạ, được tuôn ra một mạch liền không dứt, và đến nay, sau nửa thế kỷ, dường như được khôi phục tính thời sự một cách kỳ diệu.
Thật khó xếp nó vào thể loại nào.Mở đầu bằng một câu gây sốc “Tôi ghét các chuyến viễn du và các nhà thám hiểm”, nhưng nó lại là một cuốn du ký, hết sức gợi tò mò, không thiếu cả những pha phiêu lưu mạo hiểm, đưa chúng ta đến với những nhóm người ở xa xôi nhất trên hành tinh, còn gần nhất với tình trạng nguyên thủy, sắp và chắc chắn sẽ biến mất - cách nay nửa thế kỷ, nghĩa là nay đã biến mất hoàn toàn - mà ông là người chứng kiến và được tiếp xúc cuối cùng…
Cũng có khi, như trên một “tấm thảm bay” - tên một chương trong tác phẩm - ông đưa ta từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ hoang vu, đột ngột đến những thành phố nhân mãn chen chúc của Ấn Độ và Pakistan, mà ông e sẽ là hình ảnh tương lai của châu Âu; hay lên tận những vùng biên giới Myanmar, để gặp các nhà sư phi giới tính và được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật vừa thô sơ vừa vĩnh cửu, và cũng từ đó suy nghiệm về ý nghĩa sâu xa của văn hóa và đời sống con người…
Cũng chính ở mặt này, ta nhận ra ở Claude Lévi-Strauss một nhà văn tài năng. Xin hãy thử đọc lại chương Trên tàu, có lẽ trong toàn bộ các nền văn học ta từng biết, hiếm có những trang mô tả nào tinh tế hơn, tuyệt vời hơn về một buổi hoàng hôn trên đại dương. Cũng có thể nhận ra con mắt soi mói, tinh tế nhiều khi đến khắt khe của một nhà văn không hề dễ tính, ngắm nhìn và so sánh những đền đài, chùa chiền của các nền văn minh lớn từng sinh ra, tồn tại và biến đi, khiến người du khách bỗng như choáng váng khi được đưa qua hàng ngàn vạn năm biến đổi của thế giới và con người, vừa phù du vừa vĩnh hằng…
Tuy nhiên, bằng một lối viết vừa phóng khoáng vừa chặt chẽ, đây lại là một công trình khảo sát nhân học, dân tộc học hết sức tỉ mỉ, khoa học, đến mức mẫu mực.