Combo 3 Quyển: Sóng Thần Công Nghệ + Chiến Trường Bán Dẫn + Chip War - Cuộc Chiến Vi Mạch:
1. Sóng Thần Công Nghệ
2. Chiến Trường Bán Dẫn
3. Chip War
-------------------------------------------------------------------
1. Sóng Thần Công Nghệ
"Cuốn sách lôi cuốn, sắc sảo và đáng đọc." - YUVAL NOAH HARARI (Tác giả “Sapiens: Lược sử loài người")
Trong năm qua, chúng ta đã thấy những dấu hiệu đầu tiên của làn sóng công nghệ mới mạnh mẽ, nhanh chóng lan rộng. Những công cụ này sẽ giúp giải quyết những thách thức toàn cầu và tạo ra cơ hội giàu có. Nhưng đồng thời, chúng cũng gây ra sự biến động ở quy mô không thể tưởng tượng. Hiểu được làn sóng này, bạn sẽ bắt đầu hiểu được tương lai.
Cuốn sách như lời cảnh báo khẩn cấp từ người đồng sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong DeepMind, một phần của Google, Mustafa Suleyman, về những rủi ro chưa từng có mà AI và các công nghệ phát triển nhanh khác gây ra cho trật tự toàn cầu và cơ hội chúng ta có thể ngăn chặn chúng.
Chúng ta đang tiến tới một ngưỡng quan trọng trong lịch sử loài người. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ sống được bao quanh bởi AI, máy in DNA và máy tính lượng tử, mầm bệnh được thiết kế và vũ khí tự động, trợ lý robot,... Chúng sẽ tổ chức cuộc sống của bạn, điều hành doanh nghiệp của bạn và điều hành các dịch vụ cốt lõi của Chính phủ.
Không ai trong chúng ta được chuẩn bị cho điều này cả.
Trong Sóng thần công nghệ, Suleyman cho thấy làn sóng công nghệ mới mạnh mẽ và tân tiến này sẽ tạo ra sự thịnh vượng to lớn nhưng cũng đe dọa tới nền tảng của trật tự toàn cầu; xác định thách thức tất yếu của thời đại chúng ta đang sống, chính là: “vấn đề ngăn chặn” - nhiệm vụ duy trì quyền kiểm soát các công nghệ mạnh mẽ.
-------------------------------------------------------------------
2. Chiến Trường Bán Dẫn - Phạm Sỹ Thành, Nguyễn Tuệ Anh
Chiến Trường Bán Dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21
Cuộc đua bán dẫn đã tăng tốc mạnh mẽ trong vòng 5 năm qua. Đối với Mỹ, “tương lai của nước Mỹ đặt trên chất bán dẫn”. Đối với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, các đạo luật và chiến lược phát triển chất bán dẫn được coi là một hợp phần của an ninh quốc gia. Đối với Liên minh châu Âu (EU), phát triển chất bán dẫn có mục tiêu là đạt được tự chủ chiến lược.
Trong bối cảnh đó, cuốn sách Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21 của hai tác giả Phạm Sỹ Thành và Nguyễn Tuệ Anh đang nằm trên tay của các bạn đã nghiên cứu để vén màn bí mật về cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc nhằm kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của thế giới: bán dẫn.
Chiến trường bán dẫn đào sâu các cách thức chạy đua giữa các quốc gia, tập đoàn, đặc biệt là hai cường quốc đối trọng Trung Quốc và Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát thị trường bán dẫn toàn cầu. Các tác giả tiếp cận về nghiên cứu chính sách dựa trên bốn trụ cột đã đưa ra những phân tích hệ thống và cặn kẽ về những chiến lược, chính sách mà Trung Quốc và Mỹ đã áp dụng để xây dựng và củng cố vị thế cho ngành sản xuất bán dẫn của mình. Không chỉ tập trung vào những thành công rực rỡ, cuốn sách còn phân tích những thất bại và bài học lớn mà cả Mỹ và Trung Quốc đã trải qua trong hành trình 70 năm qua. Những câu chuyện về sự trỗi dậy và sụp đổ của các tập đoàn công nghệ lớn, mặc dù có sự hỗ trợ của nhà nước, là lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự cần thiết của chiến lược dài hạn, tầm nhìn xa và sự đầu tư liên tục vào nghiên cứu và phát triển.
Quan trọng hơn cả, hai tác giả Phạm Sỹ Thành và Nguyễn Tuệ Anh còn đưa ra những suy nghĩ về việc xây dựng một hệ sinh thái công nghệ tự chủ đổi mới sáng tạo thích ứng được với một môi trường đang ngày càng thay đổi. Đây là thời điểm mà chúng ta không thể chậm trễ. Thế giới đang tiến về phía trước với tốc độ chưa từng có, nếu không nhanh chóng hành động, và nếu hành động không hiệu quả, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội để vươn lên.
-------------------------------------------------------------------
3. Chip War - Cuộc Chiến Vi Mạch
CUỐN SÁCH ĐẠT RẤT NHIỀU GIẢI THƯỞNG UY TÍN!!!
Cuốn sách hay nhất của năm của tạp chí The Economist
Cuốn sách hay nhất của năm của tạp chí Foreign Affairs Arthur Ross Book Award
Ngày nay, sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị được xây dựng trên nền tảng chip máy tính. Hầu như mọi thứ đều chạy trên các con chip, từ tên lửa đến lò vi sóng, đến cả ô tô, điện thoại thông minh, thị trường chứng khoán, thậm chí cả lưới điện.
Gần đây, nước Mỹ đã thiết kế những con chip nhanh nhất và duy trì vị thế số một thế giới, nhưng lợi thế đó đang có nguy cơ suy yếu khi các đối thủ ở Đài Loan, Hàn Quốc và châu Âu nổi lên nắm quyền kiểm soát. Mỹ đã để các thành phần quan trọng của quá trình sản xuất chip vuột khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến tình trạng thiếu chip trên toàn thế giới và cuộc chiến vi mạch nổ ra với đối thủ là Trung Quốc đang mong muốn thu hẹp khoảng cách.
Trung Quốc đang chi nhiều tiền cho chip hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, rót hàng tỷ đô la vào việc xây dựng chip, đe dọa tới ưu thế quân sự và sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ.
Con chip của thế kỷ 21 giống như dầu mỏ của thế kỷ 20, và vì thế, lịch sử của chất bán dẫn chính là lịch sử của thế kỷ 21. Cuộc chiến vi mạch được xem là biên niên sử về cuộc chiến kéo dài hàng thập niên để kiểm soát thứ đang nổi lên là tài nguyên quan trọng nhất nhưng lại khan hiếm: công nghệ vi mạch.
Đây không chỉ là câu chuyện về những con người dám liều lĩnh và biến giấc mơ thành hiện thực, nó còn là câu chuyện về các lực lượng chính trị, kinh tế và công nghệ đã định hình ngành công nghiệp thiết yếu này như thế nào. Chris Miller sẽ cho người đọc thấy sự thay đổi quyền kiểm soát ngành công nghiệp này có thể định hình lại đáng kể trật tự kinh tế và chính trị của thế giới trong tương lai.