Combo 3 Quyển: Tư Duy Ngược - Khác Biệt Tạo Nên Sự Đột Phá (Đừng Làm Việc Chăm Chỉ - Hãy Làm Việc Thông Minh + Quản Lý Trí Óc Thay Vì Quản Lý Thời Gian + Mặt trái của sự không chắc chắn):
1. Đừng Làm Việc Chăm Chỉ - Hãy Làm Việc Thông Minh
2. Quản Lý Trí Óc Thay Vì Quản Lý Thời Gian
3. Mặt trái của sự không chắc chắn: Khi "không biết" cũng là một loại sức mạnh
---------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Đừng Làm Việc Chăm Chỉ - Hãy Làm Việc Thông Minh
Thành công là học cách làm việc THÔNG MINH hơn chứ không phải CHĂM CHỈ hơn! Những người thành công thường chỉ tập trung thời gian của họ vào một vài ưu tiên và luôn nghĩ làm thế nào để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Mỗi người đều có 96 khối năng lượng mỗi ngày để làm những gì chúng ta muốn. Bạn luôn cần đảm bảo mình đang sử dụng mỗi khối năng lượng một cách khôn ngoan để đạt được tiến bộ nhanh nhất trên các mục tiêu quan trọng của bản thân.Đừng Làm Việc Chăm Chỉ Hãy Làm Việc Thông Minh để luôn duy trì nguồn năng lượng tích cực là cuốn sách Bizbooks xin trân trọng gửi đến quý độc giả.
Có gì trong cuốn sách Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh?
Những kiến thức trong cuốn sách đưa ra những nghiên cứu về bộ não để giúp chúng ta quản trị trí não, cảm xúc và thói quen với những bước hành động hết sức giản đơn nhờ đó thiết lập những kế hoạch phù hợp với nhịp độ sinh học của bản thân. Ví dụ như:
Định luật Parkinson
Nếu bạn đợi đến phút cuối mới bắt đầu làm việc, thì việc đó sẽ chỉ mất một vài phút để hoàn thành. Đó chính là định luật Parkinson mà chúng ta đều từng trải qua. Chúng ta đều vật lộn trong suốt một tháng để thực hiện một dự án, và rồi thật kỳ diệu, chúng ta hoàn tất dự án đó chỉ trong tuần cuối cùng.
Định luật này cung cấp một đòn bẩy tuyệt vời để làm việc năng suất hơn: Áp dụng những deadlines ngắn hơn cho một công việc nào đó, hay sắp xếp một cuộc gặp mặt sớm hơn. Tìm khoảng thời gian mà bạn năng suất nhất để làm những việc đó thay vì dàn trải trong ngày dài.
Chìa khoá để đạt được kết quả tốt không phải là làm việc siêng năng hơn. Hầu hết chúng ta đã làm việc nhiều giờ ở công ty. Chúng ta đem công việc về nhà, luôn luôn sẵn sàng cho công việc, giải quyết tất cả mọi thứ mà chúng ta được giao. Chúng ta làm việc đó một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Dường như cho dù chúng ta có làm việc rất nhiều giờ đi chăng nữa; hiệu suất của chúng ta dường như không cải thiện.
Tài năng có quan trọng không?
Trong khi chúng ta luôn nghĩ rằng những người thành công là bởi vì họ tài năng hơn chúng ta. Tuy nhiên, càng nhìn xung quanh, tôi càng thấy không phải vậy. Một trong những lý do chúng ta nghĩ rằng họ thành công nhờ tài năng là bởi nó giúp chúng ta bỏ qua lý do thực sự. Chúng tôi không tài năng như những người siêu thành công này nên tất nhiên chúng tôi không được như họ. Giải thích như vậy là sai. Tài năng rất quan trọng, điều đó là tất nhiên, nhưng nó không quan trọng nhiều như bạn nghĩ.
Những người thành công thường chỉ tập trung thời gian của họ vào một vài ưu tiên và luôn nghĩ làm thế nào để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng không hề dễ dàng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Quản Lý Trí Óc Thay Vì Quản Lý Thời Gian
Ngày nay có một quan điểm “sắp” lỗi thời: Năng suất là hoàn thành đủ nhiều công việc trong một chu trình thời gian khép kín. Quan điểm này sẽ bị thay thế bởi Ai và sự tự động hoá - những công nghệ đang đe doạ xoá sổ hầu hết các quy trình “lặp lại tối ưu". Thứ duy nhất có thể trường tồn là trí óc và sức sáng tạo. Hầu hết, mọi người đều cho rằng làm việc năng suất là có khả năng tạo ra nhiều thứ gì đó. Đi theo các bước, và rồi bạn xong việc, cứ làm đi làm lại mãi thế. Nhưng nếu có thể hoàn thành công việc bằng một chuỗi các bước thì công việc ấy chẳng có ý nghĩa gì. AI và tự động hóa đang đeo doạ xoá sổ 40-50% lượng công việc chỉ trong một vài thập kỷ tới.
Muốn thoát được cạm bẫy của quản lý thời gian, sức mạnh tâm trí là thứ cần được ưu tiên bồi dưỡng. “Quản lý trí óc thay vì quản lý thời gian" chính là công cụ hữu hiệu giúp bạn tư duy vượt lên trên những lề thói và quy tắc thông thường, kích thích tiềm năng và tư duy sáng tạo đổi mới cho bản thân và đội nhóm vươn xa bao gồm 7 chương:
Chương 1: Quản lý trí óc thay vì quản lý thời gian
Chương 2: Điểm hấp dẫn sáng tạo
Chương 3: Bốn giai đoạn sáng tạo
Chương 4: Bảy trạng thái tinh thần khi lao động sáng tạo
Chương 5: Chu kỳ sáng tạo
Chương 6: Những hệ thống sáng tạo
Chương 7: Tạo ra sự hỗn loạn
Là con người, lợi thế của bạn không phải là làm gì đó cực nhanh. Dù bạn có tốc độ cỡ nào, thì một chiếc máy tính còn tốc độ hơn thế nhiều lần. Là con người, lợi thế của bạn là biết tư duy trước khi hành động. Doanh nhân khởi nghiệp kiêm nhà đầu tư Naval Ravikant đã từng nói: “Kiếm tiền bằng trí tuệ, chứ đừng kiếm bằng thời gian". Thế nhưng nhiều người trong chúng ta đến bây giờ vẫn còn tiếp cận với khái niệm năng suất như thể tốc độ làm việc là điều quan trọng, chứ không phải chất lượng tư duy
Từ thế giới quản lý thời gian đến thế giới quản lý trí óc
Nhiều khi chúng ta hành động cứ như thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chèn thật chặt vào lịch làm việc, phải làm nhiều việc cùng lúc, và lúc nào cũng phải cập rập, vội vã. Bất cứ khi nào tìm được cơ hội để làm việc nhanh hơn, bớt phải chờ đợi hơn hoặc có thể “một mũi tên trúng hai đích" thì chúng ta cũng vồ lấy luôn. Chuyện này biến chúng ta thành những kẻ “sùng bái thời gian". Làm việc năng suất ngày nay không phải là chuyện quản lý thời gian, mà là quản lý tâm trí.
Bản chất thời gian là vàng ngọc của đất trời, phát cho mỗi người giống nhau. Tuy nhiên, phần thưởng từng người nhận được lại có sự cách biệt về giá trị. Trong thế giới ngày nay, khi mà tư duy sáng tạo là chìa khoá để trở nên năng suất hơn, không thể có chuyện chỉ cần tối ưu hoá thời gian là thu được nhiều kết quả hơn. Sáng tạo không phải là những tia sáng lóe lên bị thôi thúc bởi áp lực trí óc. Sáng tạo là những ý tưởng được ươm mầm dưới nền đất qua năm tháng, được tưới tắm bởi nước, dinh dưỡng và ánh sáng.
Đầu tiên là hệ thống quản lý năng lượng sáng tạo, hệ thống đó rất nhất quán và linh hoạt. Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu với một điều cơ bản duy nhất về tư duy sáng tạo - về khoảnh khắc khai sáng. Một ý tưởng sáng tạo là gì, tư duy sáng tạo khác với tư duy phân tích ở chỗ nào? Cách tìm kiếm Điểm hấp dẫn cho sự sáng tạo để có thể tư duy sáng tạo tốt nhất khi đến đúng thời điểm. Tiếp đến, chúng ta sẽ chia nhỏ quá trình sáng tạo ra. Dự án sáng tạo đi qua 4 giai đoạn, các giai đoạn đó là gì và tạo điều kiện cho chúng như thế nào để chúng ta không phải vật vã tìm kiếm các giải pháp mà giải pháp tự tìm tới chúng ta.
Để quản lý năng lượng sáng tạo của mình, hãy bắt đầu bằng việc tái tư duy về thời gian. Hãy tách mình ra mà quan sát thói quen sùng bái thời gian. Và “Quản lý trí óc thay vì quản lý thời gian" sẽ giúp bạn làm việc theo thời gian sự kiện và bạn chỉ làm theo thời gian đồng hồ chỉ khi nào thời gian đồng hồ là yếu tố thực sự quan trọng. Đừng cố gắng vơ víu một lượng kết quả nào đó trong những đơn vị thời gian. Thay vào đó, hãy sử dụng các đơn vị thời gian như những cột mốc chỉ đường mơ hồ để bố trí năng lượng của bạn vào những hoạt động đưa bạn đến tiến tới mục tiêu. Đừng quên, bạn không thể xây dựng được những hệ thống đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo, vì hỗn loạn chính là hằng số duy nhất của đời sống. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ là cẩm nang bất bại giúp tối đa hóa hiệu suất công việc, để bạn bứt phá, thăng hạng cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Mặt trái của sự không chắc chắn: Khi "không biết" cũng là một loại sức mạnh
Tất cả chúng ta sinh ra vốn luôn sợ hãi trước rủi ro của sự bất định, nhưng lại quên mất rằng các thay đổi, sáng tạo, biến chuyển và sáng kiến hiếm khi xuất hiện mà không có một mức độ bất định nào đó.
Cuốn sách Mặt trái của sự không chắc chắn là sản phẩm của lòng hiếu kỳ mãnh liệt về sự không chắc chắn và các khả năng của con người. Mọi nhận thức sáng suốt, lựa chọn, hành động và sáng kiến chỉ có thể đến sau một giai đoạn không chắc chắn, bất định. Mọi sai lầm, thất bại, sự nản lòng và thậm chí cả thảm họa tạo ra sự bất định lại chính là nơi ẩn giấu các cơ hội không tưởng. Cuốn sách này cung cấp một khuôn khổ hứa hẹn để tạo bước nhảy vọt vượt qua sự bất định, kể cả khi phải đối mặt với sự giới hạn và kìm kẹp. Qua từng trang sách, tác giả đã đưa ra nhiều công cụ và cách ứng dụng cho từng cá nhân dựa trên các bài phỏng vấn, nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân, tất cả đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: giúp bạn tiến lên ngay từ lúc này!
Cuốn sách “Mặt trái của sự không chắc chắn” có gì đặc biệt?
Khi bàn luận về sự bất định trong cuốn sách này, chúng ta đề cập đến bất cứ thứ gì chưa biết, mọi trạng thái mơ hồ mà lúc ấy chúng ta thậm chí còn không biết phải chú ý đến điều gì, chứ chưa nói đến mọi con đường điều đó có thể diễn ra.
Cuốn sách được chia làm bốn phần, mỗi phần tập trung vào một cánh của chữ thập sơ cứu sự bất định, mỗi công cụ nằm trong một chương ngắn đi kèm các bài tập, giúp bạn đối chiếu và thực hành những điều đã đọc. Những công cụ này dành cho tất cả mọi người, từ lãnh đạo tổ chức đến các nhà sáng tạo đang khám phá những lĩnh vực mới, từ các bậc cha mẹ đang cố nuôi dạy con cái đến những người trưởng thành đang cố nuôi dưỡng chính mình. Dù cho bạn ở bất cứ cương vị nào thì những công cụ mà cuốn sách tiết lộ cũng sẽ trở nên rất hữu ích, bởi vào các thời điểm đối mặt với sự bất định, chúng ta thường có xu hướng lẩn tránh hoặc bỏ chạy khỏi những khả năng lẽ ra nên theo đuổi hoặc đón nhận.
Hãy sử dụng bất kỳ công cụ nào bạn cảm thấy liên quan và phù hợp trong từng thời điểm của mình. Tác giả đã cố sắp xếp các công cụ để có thể ứng dụng chúng với ích lợi đạt được tối đa để khiến bạn dễ nhớ đến chúng hơn trong các giai đoạn khó khăn.