Combo 4 Quyển Lược Sử (Kinh Tế Học + Triết Học + Khoa Học + Tôn Giáo)
1. Lược Sử Kinh Tế Học
2. Lược Sử Triết Học
3. Lược Sử Khoa Học
4. Lược Sử Tôn Giáo
-------------------------------------------------------------------
1. Lược Sử Kinh Tế Học - Niall Kishtainy
Lược sử kinh tế học: cuốn sách nhập môn kinh tế học thú vị, dí dỏm dành cho mọi độc giả, từ sinh viên tới người đi làm.
“Một cách làm quen thật dễ dàng và thú vị với các ý tưởng kinh tế học quan trọng, ví dụ như lợi thế so sánh, thất nghiệp, tổng cầu, lạm phát và bất bình đẳng về thu nhập”.— Foreign Affairs
“Một cuốn sách nhập môn kinh tế học tuyệt vời cho người mới bắt đầu. Đích đáng và dí dỏm, Lược sử kinh tế học giải thích cho chúng ta một cách thấu đáo về đóng góp của các nhà kinh tế học vào sự hiểu biết thế giới của nhân loại”. —Robert Shiller, ứng viên giải thưởng Nobel Kinh tế
GIỚI THIỆU SÁCH:
Bạn chỉ còn đúng năm phút để tới kịp lễ khai mạc buổi hội thảo vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp của mình trong khi vẫn đang loay hoay tìm chỗ đậu xe, và bạn chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận bị phạt hành chính vì đỗ xe sai nơi quy định để tới hội thảo đúng giờ hay tiếp tục tìm kiếm bãi đỗ xe và đến muộn.
Đây chỉ là một ví dụ trong vô số bài toán kinh tế mà mỗi chúng ta phải giải hằng ngày. Như vậy, kinh tế học hóa ra không chỉ là một lĩnh vực tri thức cao siêu, xa vời dành riêng cho những nhà kinh tế học, chính khách hay doanh nhân, nó hiện diện trong mọi quyết định lớn nhỏ của đời sống. Nhận thức được tầm quan trọng của những hiểu biết kinh tế học căn bản đối với con người trong xã hội đương đại nhiều biến động khó lường, Niall Kishtainy đã trang bị cho độc giả đại chúng một “công cụ” sắc bén, hữu ích mà lại rất dễ dàng tiếp cận.
Lược sử kinh tế học chọn lọc và trình bày theo trật tự biên niên những hình thái, học thuyết, vấn đề và quy luật kinh tế then chốt trong các xã hội phương Tây suốt mấy ngàn năm qua với một góc nhìn khách quan, cách diễn giải cuốn hút và những ví dụ minh họa rất sinh động, gần gũi. Có lẽ, không ít độc giả, sau khi gấp cuốn sách này lại, sẽ không còn muốn chuyển kênh khi chương trình ti vi tường thuật một buổi tọa đàm của các chuyên gia kinh tế.
-------------------------------------------------------------------
2. Lược Sử Triết Học - Nigel Warburtion
“Qua nhiều năm, Nigel Warburton lặng lẽ trở thành một trong những triết gia được nhiều người đọc nhất trong thời đại của chúng ta […] mà không cần tới những mánh lới quảng cáo, không cần đến văn chương hoa mĩ, chỉ có sự sáng rõ, súc tích và chính xác đáng ngưỡng mộ […] Lược sử triết học có thể trở thành một món ăn tinh thần bổ dưỡng hoặc cung cấp nguồn nhiên liệu tuyệt vời cho ai đó bắt đầu dấn thân vào hành trình triết học. - The Guardian
Triết học quan tâm tới vấn đề cốt lõi của nhân sinh: đó chính là bản chất của thực tại và cách sống mà chúng ta nên lựa chọn. Hình ảnh triết gia Socrates, người được xem là ông tổ của triết học phương Tây, ngày ngày lang thang khắp phố thị Athen, đặt ra những câu hỏi khiến người khác phải lúng túng để rồi vỡ lẽ ra rằng những điều họ thấu hiểu về thế giới, về cuộc đời và về chính mình quả thực rất ít ỏi, đã trở thành biểu tượng của một nhà triết học chân chính hàng nghìn năm qua.
Cuốn lược sử triết học hấp dẫn mà bạn đang cầm trên tay không chỉ giới thiệu những triết gia vĩ đại nhất của truyền thống triết học phương Tây mà còn khám phá những tư tưởng cuốn hút của họ về thế giới cũng như cách lý tưởng nhất để sống với thế giới. Gói gọn trong bốn mươi chương nội dung, Nigel Warburton đưa chúng ta lướt qua một loạt tư tưởng quan trọng trong lịch sử triết học. Những mẩu chuyện thú vị xoay quanh cuộc sống cũng như cái chết của các triết gia “đa sự” được ông đề cập trong tác phẩm này - từ những triết gia cổ đại bàn luận về tự do hay linh hồn, cho đến Peter Singer, người khơi gợi suy ngẫm tới những vấn đề nhức nhối về triết lý cũng như luân lý đang ám ảnh thời đại mà chúng ta đang sống.
Qua sự dẫn dắt của ngòi bút Warburton, triết học không khô khan như ta tưởng mà có sự thú vị và cuốn hút đầy trí tuệ. Hơn thế, ông đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta cùng suy ngẫm, bàn thảo, biện luận và đặt ra thêm những câu hỏi mới. Lược sử Triết học đã phác họa những nét khái quát nhất về công cuộc đốt đuốc đi tìm tri thức triết học suốt chiều dọc lịch sử nhân loại. Và nay, nó đang mời gọi chúng ta hãy bước tiếp cuộc hành trình đó.
Tác giả:
Nigel Warburton (1962) là một nhà nghiên cứu triết học đương đại. Ông hiện đang là giảng viên chính tại Khoa Triết học, Trường Đại học Mở (Open University), Anh Quốc. Song song với việc giảng dạy, ông còn phụ trách nội dung cho một kênh podcast, một website tổng hợp về triết học cùng với một khóa học về nghệ thuật và triết học tại Tate Modern Gallery được nhiều người yêu thích. Ngoài Lược sử triết học, các tác phẩm ông đã xuất bản (chưa được dịch sang tiếng Việt) gồm có Philosophy: The Basics (Triết học: Những điều căn bản) (1992), Philosophy: The Classics (Triết học: Những kinh điển), Thinking from A to Z (Tư duy từ A đến Z) (1996), The Art Question (Câu hỏi về Nghệ thuật) (2001), và Free Speech: A Very Short Introduction (Quyền tự do ngôn luận: Một dẫn luận ngắn) (2009).
-------------------------------------------------------------------------------
3. Lược Sử Khoa Học - William Bynum
Cuộc sống hiện đại với vô vàn sự vật hết sức quen thuộc mà mỗi khi dừng lại để nghĩ về chúng, con người không khỏi ngạc nhiên và thán phục trí tuệ siêu phàm của các bậc tiền nhân hàng nghìn năm qua: những con số mà chúng ta viết, những máy vi tính cá nhân mà chúng ta sử dụng, gần gũi hơn nữa là cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể người. Những sự thật như Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay lực hút khiến mọi vật trên Trái Đất rơi xuống theo chiều thẳng đứng cũng đã trải qua một lịch sử gian nan mới được phổ biến như ngày nay.
Hãy đọc cuốn sách này để thấy những điều hiển nhiên ngày nay hóa ra cũng không hiển nhiên như thế nếu không có công sức của các nhà khoa học không ngừng khám phá và thế giới vẫn còn rất nhiều điều kỳ thú đang chờ đợi chúng ta.
-------------------------------------------------------------------
4. Lược Sử Tôn Giáo - Richard Holloway
Hơn bảy tỷ người trên thế giới có thể viết một thứ gì đó khác chữ “Không” vào mục Tôn giáo trong hồ sơ của mình. Một số sinh ra đã theo một tôn giáo được chọn sẵn; số khác có thể tự lựa chọn theo sở thích, theo định hướng, theo đám đô Thế rồi họ thực hành đức tin của mình hằng ngày, tự hào về nó và muốn truyền bá nó cho nhiều người khác nữa. Đó là con đường phát triển hết sức tự nhiên của tôn giáo suốt hàng nghìn năm qua, kết quả là vô số tín ngưỡng với cành nhánh xum xuê mà chúng ta thấy ngày nay.
Nhiều tôn giáo ra đời cách đây hàng nghìn năm với số lượng tín đồ hùng hậu, một số khác non trẻ hơn nhưng không kém phần đình đám vì những tín đồ ít ỏi nhưng nổi tiếng của mình. Thế nhưng, ai trong số họ dám chắc những gì mình đang làm là đúng nguyên bản và không khiến các vị khai sinh ra tôn giáo ấy lắc đầu, thất vọng?