Combo 9 Quyển: Góc Nhìn Sử Việt (Bánh Xe Khứ Quốc + Cao Bá Quát + Giọt Máu Sau Cùng + Lương Ngọc Quyến + Việt Hoa Bang Giao Sử + Vua Bà Triệu Ẩu + Phan Đình Phùng + Ngô Vương Quyền + Cần Vương Lê Duy Mật):
1. Góc Nhìn Sử Việt: Bánh Xe Khứ Quốc
2. Góc Nhìn Sử Việt: Cao Bá Quát
3. Góc Nhìn Sử Việt: Giọt Máu Sau Cùng
4. Góc Nhìn Sử Việt: Lương Ngọc Quyến Và Cuộc Khởi Nghĩa Thái Nguyên 1917
5. Góc Nhìn Sử Việt: Việt Hoa Bang Giao Sử - Từ Thời Thượng Cổ Đến Thời Đại Cận Kim
6. Góc Nhìn Sử Việt: Vua Bà Triệu Ẩu
7. Góc Nhìn Sử Việt: Phan Đình Phùng
8. Góc Nhìn Sử Việt: Ngô Vương Quyền
9. Góc Nhìn Sử Việt: Cần Vương Lê Duy Mật Kháng Trịnh
-------------------------------------------------------------------
1. Góc Nhìn Sử Việt: Bánh Xe Khứ Quốc - Phan Trần Chúc
BÁNH XE KHỨ QUỐC hay là cuộc đời trôi nổi và đau thương của vua Lê Chiêu Thống
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Sau khi Đức ông Hoàng Trừ - Thái tử Lê Duy Vỹ bị chúa Trịnh bức hại, Lê Hoàng phi cùng ba con trai cũng bị cầm tù. Mười năm sau, một sự kiện nhỏ bao hàm trong một cuộc tình cờ lớn đẩy nước Việt Nam vào một cuộc loạn ly ròng rã tới một phần tư thế kỷ, đó là một cuộc đảo chính mà người đương thời gọi là "Kiêu binh nổi loạn" đã giải thoát Lê Hoàng phi cùng ba con một bước từ nhà ngục đến lầu vàng. Một trong ba vị hoàng tôn này là Lê Duy Khiêm - người sau này kế vị vua lấy niên hiệu Lê Chiêu Thống, từ đó cái vinh và cái lụy của chiếc ngai vàng hoàng đế bám riết lấy cuộc đời ông cho đến tận cuối đời.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Gánh trên vai cái tội cõng rắn cắn gà nhà, giờ thì bị người đời sau xem như kẻ bán nước mà lên án, vua Lê Chiêu Thống sống không yên mà thác cũng chẳng yên. Cha bị hại chết; chưa được hưởng trọn vẹn tuổi thơ êm ấm thì đã bị đẩy vào ngục, tròn mười năm, từ lúc còn là một đứa trẻ bảy tuổi đến khi trở thành thiếu niên mười bảy; rồi lại đột ngột được đưa lên ngai vàng. Nhưng vua dù ngồi trên đế vị thì cái ngai vàng ấy cũng chẳng khi nào là thực, quyền bính lúc thì trong tay kiêu binh, lúc thì dưới tên Yến Đô vương, khi lại rơi vào tay tướng Nguyễn Hữu Chỉnh. Nhà vua hết sức xoay sở, nhưng dù có tâm mà không có lực nên đành giương mắt nhìn cơ đồ triều đại dựng xây hàng trăm năm lọt vào tay kẻ khác.
Những dòng viết về cuối đời vua là những câu chữ đau đớn nhất:
"Nhà vua ở đâu?
Một nơi rất xa xôi và chung quanh toàn là người lạ: lạ cả phong tục, ngôn ngữ lẫn y phục.
Nhà vua chờ gì?
Không gì hết. Vì cái hy vọng xin viện binh đã chết ỏ trong óc nhà vua ngay từ hồi bọn Lê Văn Trương phải đi đầy.
Tuy nhiên nhà vua vẫn phải sống, sống trong những ngày giờ phẳng lặng và không có màu sắc gì cả."
Vua thọ được 28 tuổi. Ngoài bảy năm đầu đời, Lê Duy Khiêm không lúc nào được yên. Mười năm trong tù. Mười năm lưu lạc. Nếu sinh ra trong một gia đình bình thường, cuộc đời vua chắc đã chẳng khốn khổ đến vậy. Đọc mà chỉ đành thở dài cho cuộc đời trôi nổi và đau thương của vua Lê Chiêu Thống, vị vua mà ngai vàng với ngài chẳng đem lại vinh mà chỉ toàn thấy lụy.
-------------------------------------------------------------------
2. Góc Nhìn Sử Việt: Cao Bá Quát - Danh Nhân Truyện Ký
“Một cậu học trò ngạo nghễ, một thí sinh coi rẻ quan trường một khách giang hồ phiêu lãng, một văn sĩ khinh đời ngạo thế, một viên giáo thụ bất đắc chí, một kẻ làm loạn đã đem về cho gia tộc cái họa chu di."
“... Muốn biết thân thế ông Cao Bá Quát, tôi xin giới thiệu quyển sách của ông Trúc Khê Ngô Văn Triện. Ông Trúc Khê đã tra cứu tài liệu ở Viện Bác cổ 1, biên thành một quyển tiểu sử rất công phu, lời văn chải chuốt, câu chuyện phân minh, xem có phương pháp ổn dáng không thể dị nghị vào đâu được. Đọc xong, tất có người tiếc cho ông Cao Bá Quát đã tự tay đem cái chân tài ra chôn vùi trong sự ô danh. Nhưng ta nên nhớ rằng phàm những việc như việc ông làm, nếu đã thất bại thì tất nhiên phải khép vào tội bất trung bất hiểu. Tuy vậy, cái tinh hoa của nhà cao sĩ không thể nào tiêu diệt đi được, muôn đời vẫn là phần thuần túy cho kho thi văn nước nhà. Dù thế nào chăng nữa, tôi cũng xin nhường để độc giả phán đoán. Chỉ vì ta đọc những sách chép lịch sử các bậc tiền bối, nên tôi để tựa này, mong độc giả thưởng thức cái tài của một danh nho do ông Trúc Khê đã dày công nghiên cứu và giảng giải".
-------------------------------------------------------------------
3. Góc Nhìn Sử Việt: Giọt Máu Sau Cùng - Phan Trần Chúc
GIỌT MÁU SAU CÙNG - Câu chuyện về Yến Đô vương Trịnh Bồng, vị chúa cuối cùng của họ Trịnh và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách kể câu chuyện về Yến Đô vương Trịnh Bồng, vị chúa cuối cùng của họ Trịnh. Từ sau khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải thua trận, bị bắt, không chịu nhục mà tự sát, cái dơ đồ vương nghiệp mà mấy đời họ Trịnh phải khó nhọc lắm mới gây dựng được, đến đây những tưởng đã rơi vào bước cuối cùng. Chỉ sau vài tháng Nguyễn Huệ kéo quân về Thuận Hóa, Trịnh Bồng được dịp nổi lên bức vua Lê Chiêu Thống phong làm Yến Đô Vương kế tập vương nghiệp họ Trịnh. Nhưng mối ác cảm giữa vua và chúa cũng nảy ra từ đó, vài kẻ quyền thần tự tung tự tác bênh vực chúa, khinh miệt vua, đẩy cha con Yến Đô vương vào vòng xoáy can qua mới.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Tiểu thuyết lịch sử viết về giai đoạn thời vua chúa nhà Trịnh khá hiếm nên cuốn sách này sẽ giúp độc giả hiểu rõ thêm đoạn lịch sử này.
Câu chuyện bắt đầu từ việc Trịnh Bồng nổi lên ép vua Lê Chiêu Thống phong làm Yến Đô Vương để kế nghiệp vương nghiệp của các Chúa Trịnh. Những âm mưu thoán đoạt, mưu hại, những mối quan hệ chồng chéo, ràng buộc nhau trong chốn cung vua phủ chúa được tác phẩm miêu tả khá sinh động. Người đọc dễ hình dung bối cảnh loạn lạc thời bấy giờ.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Phan Trần Chúc (1907-1946) là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo các sách nghiên cứu ghi lại, chỉ biết ông được sinh ra ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.
Ông là chủ bút của tờ Việt cường, Tân Việt Nam... là một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại ký sự lịch sử, tiểu thuyết lịch sử.
Ông để lại một gia tài trước tác khá đồ sộ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
-------------------------------------------------------------------
4. Góc Nhìn Sử Việt: Lương Ngọc Quyến Và Cuộc Khởi Nghĩa Thái Nguyên 1917 - Đào Trinh Nhất
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 8 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của Lương Ngọc Quyến, một nhà yêu nước tiêu biểu thời kỳ đầu thế kỷ XX. Cuốn sách tập trung vào hoạt động cách mạng của ông, từ thời gian học tập tại Nhật Bản trong phong trào Đông Du đến việc bị bắt và giam giữ bởi thực dân Pháp. Đặc biệt, sách mô tả chi tiết về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, nơi Lương Ngọc Quyến cùng các đồng chí đã dũng cảm đứng lên chống lại sự áp bức của thực dân Pháp, mặc dù cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Lương Ngọc Quyến, tên hiệu là Lương Lập Nham, con trai cụ Cử Nhị Khê – Ôn Như Lương Văn Can. Có thể nói ông là người học sinh Đông Du hiếm hoi đầu tiên của phong trào Đông Du, đánh liều vượt biển, bôn tẩu sang Nhật với hai bàn tay trắng với bầu máu giết thù cứu nước sôi sục.
Hai bản tuyên ngôn của Thái Nguyên cách mạng quân, có thể coi đó là hai bản hịch văn kể tội trạng của thực dân Pháp đã thể hiện rõ bầu máu sục sôi đó của ông:
“… Dân tộc ta vốn dòng dõi rồng tiên. Ruộng đất ta phì nhiêu, dài mấy trăm muôn dặm, đầy những núi non linh tú. Kể từ Hồng Bàng lập quốc đến giờ, lịch sử truyền nối hơn 4.000 năm, trải qua các triều đại Kinh Dương vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý, Trần, Hậu Lê rồi đến bản triều Nguyễn thị, mỗi đời kế tiếp mở mang bờ cõi thêm to, điểm tô non sông thêm đẹp. Phải biết tổ tiên ta đã tốn bao nhiêu thông minh, bày tỏ biết bao nhiêu nghị lực, hy sinh biết bao nhiêu máu thịt, mới xây dựng lên được giang sơn gấm vóc này để lại chúng ta…”- Trích Tuyên ngôn thứ nhất
IV: CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
Lòng người đã trung thành sốt sắng,
Giời xanh kia ắt chẳng phụ mình.
Mai sau bị cực thái hanh
Kéo cờ Độc lập giữa thành Thăng Long.
Ba mươi triệu Lạc Long tôn tử,
Bốn nghìn năm lịch sử quang vinh.
Giời Nam rực rỡ văn minh,
Sơn hà rửa sạch hôi tanh giặc Hồ
(Trích thư vĩnh quyết từ trong ngục thất Hà Nội của Lương Ngọc Quyến gửi ra cho phu nhân)
Bể học xông pha trải bấy lâu
Thân tù ngoảnh lại nghĩ mà đau
Trăm năm Tổ quốc về quân mọi
Bảy thước thân tàn mặc nước sâu
Bạn tốt đời nay sao vắng cả
Thù nhà kiếp khác dễ quên đâu
Hồn ta được gặp Lam Sơn đế
Quyết một cười linh chém Pháp đầu
(Một trong ba bài thơ tuyệt mệnh của người anh hùng Lương Ngọc Quyến)
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ XX. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ... Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có “cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam”.
-------------------------------------------------------------------
5. Góc Nhìn Sử Việt - Việt Hoa Bang Giao Sử - Từ Thời Thượng Cổ Đến Thời Đại Cận Kim - Huyền Quang, Xuân Khôi, Đạt Chí
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 8 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách "Việt Hoa bang giao sử" kể về các chính sách ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử phong kiến, từ các thủ đoạn ngoại giao, cống phẩm, tước phong qua các thời đại, đến các sứ trình và hành vi của tuế công sứ Việt Nam. Sách cũng phân tích mối quan hệ văn chương ràng buộc giữa các sĩ phu hai nước, thể hiện sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Cuốn sách "Việt Hoa bang giao sử" nổi bật với việc cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt lịch sử phong kiến. Đầu tiên, sách phân tích các chính sách ngoại giao, từ các thủ đoạn và chiến lược đối phó của hai nước đến việc cống nạp và tước phong qua các thời đại. Một điểm nhấn quan trọng là mô tả chi tiết về các sứ trình, hành vi của các vị tuế công sứ Việt Nam, cho thấy sự phức tạp và tinh tế trong hoạt động ngoại giao thời kỳ đó.
Ngoài ra, cuốn sách còn tập trung vào mối quan hệ văn chương giữa các sĩ phu Việt Nam và Trung Quốc, phân tích sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong lĩnh vực văn học và tư tưởng. Điều này không chỉ thể hiện sự giao thoa văn hóa mà còn cho thấy sự ràng buộc và hợp tác trên phương diện trí tuệ và học thuật giữa hai dân tộc.
Các sự kiện lịch sử quan trọng, các cuộc gặp gỡ và thương lượng giữa hai quốc gia cũng được tường thuật một cách chi tiết và sống động, giúp độc giả hiểu rõ hơn về bối cảnh và diễn biến của mối quan hệ này. Từ đó, "Việt Hoa bang giao sử" không chỉ là một tài liệu lịch sử giá trị mà còn là một tác phẩm mang tính học thuật cao, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và đa chiều về quan hệ Việt - Trung.
IV: CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
"…Kể viết những trang sử bang giao Hoa – Việt này, lúc nào cũng mang một thành ý là phơi bày sự thực đã ghi trong sử sách. Chúng tôi chỉ muốn nói ra một sự thật của những cây bút vô tư, chứ không bao giờ muốn khơi lại đống tro tàn đã tắt ngấm từ những triều đại trước. Xin đừng ai ngộ nhận những quan điểm của chúng tôi mà kết thù vì những chuyện đã qua, không bao giờ trở lại…"
-------------------------------------------------------------------
6. Góc Nhìn Sử Việt: Vua Bà Triệu Ẩu - Nhi Chờ
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năn Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước. Bà Triệu (226 - 248) còn gọi là Triệu Ẩu hay Triệu Thị Trinh là một trong những vị anh hùng của Việt Nam.
Tiểu thuyết lịch sử Vua Bà Triệu Ẩu do Lương y Nguyễn Tử Siêu (1887- 1965) tái hiện cuộc lãnh đạo nhân dân chống quân Đông Ngô của một bậc nữ lưu nước Việt. Trích lời Vua Bà Triệu Ẩu: “Ta đây sở dĩ quên mình là tấm thân con gái, mà thanh gươm yên ngựa xông pha trong cõi chiến trường, mục đích là cốt để cứu quốc dân ta ra khỏi vòng nước lửa. Nếu lòng trời có tựa nước non này, thời Đức vua Trưng ở Mê Linh, là một bậc mở đường dẫn lối cho ta trước đó. Ta đã theo, thời tất ta phải theo Ngài, ta sẽ làm vua cả toàn cõi Viêm bang, chứ có khi nào ta lại chịu làm vua trong một vùng Lệ Hải này.”
-------------------------------------------------------------------
7. Góc Nhìn Sử Việt: Phan Đình Phùng - Đào Trinh Nhất
Cuốn sách Phan Đình Phùng - Một Vị Anh Hùng Có Quan Hệ Đến Lịch Sử Hiện Thời của tác giả Đào Trinh Nhất do Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng sưu tầm, giới thiệu viết về sự nghiệp mười năm "Cần Vương chống Pháp" của Phan Đình Phùng.
Ông luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, ông đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc ông nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thấn, ông không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của ông, khai quật mồ mả tô tiên, ông không nản chí. Câu trả lời khảng khái của ông trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc...
-------------------------------------------------------------------
8. Góc Nhìn Sử Việt: Ngô Vương Quyền - Trần Thanh Mại
Ngô Quyền sinh năm 897, quê Đường Lâm. Ngay từ nhỏ, ông sớm tỏ rõ ý chí phi thường, trí óc thông minh, thân thể cường tráng. Sau này, cha con Ngô Quyền theo về dưới trướng Dương Đình Nghệ, đánh đuổi quân Nam Hán. Cha mất, Ngô Quyền được uỷ làm Thứ sử ái Châu. Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ rồi thông mưu với giặc Nam Hán.
Hơn một năm sau, Ngô Quyền tiến quân chiếm thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Năm 938, Vua Nam Hán cho Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy tài tình, mưu lược hơn người của Ngô Quyền, quân và dân nước Việt đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại, chôn vùi âm mưu thôn tính nước ta của bọn xâm lược phương Bắc. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập đô ở Cổ Loa.
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.
-------------------------------------------------------------------
9. Góc Nhìn Sử Việt: Cần Vương Lê Duy Mật Kháng Trịnh - Phan Trần Chúc
Từ khi vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Trịnh Tùng "phù Lê" giành lại giang sơn từ tay nhà Mạc. Từ đó một tháng hai kỳ, ngày Sóc và ngày Vọng, vua Lê chúa Trịnh cùng nhau bàn chính sự trong điện Cần Chánh. Nhưng thế lực của Vương phủ ngày một mạnh thêm, nắm hết quyền bính, dần lấn át cả uy quyền của vua Lê, để rồi vua Lê chỉ còn là hư vị. Đến thời chúa Trịnh Giang ăn chơi sa đọa, tự ý phế lập, trước sự bạo ngược đó Hoàng thân nhà Hậu Lê, con thứ vua Lê Dụ Tông - Lê Duy Mật giương cao ngọn cờ Cần Vương, gây dựng lực lượng mưu tính công lật đổ nhà Trịnh.
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.