Dạy Con Làm Giàu: Bài Học "Vỡ Lòng" Về Quản Lý Tài Chính Cho Trẻ - Vương Dịch Tuyền
Sự thiếu thốn đồng tiền có khiến trẻ cảm thấy xấu hổ không?
Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, chấn thương kinh tế có thể gây ra những nhận thức tiêu cực về bản thân và trạng thái tinh thần, trong đó có “xấu hổ về tiền bạc" (Money Shame).
Cảm giác thiếu tiền ở trẻ có thể biến thành niềm tin tiêu cực về bản thân. Trẻ sẽ luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt vật chất và nghĩ mình không đủ hoàn hảo. Về lâu dài, điều này có thể gây ra gánh nặng tinh thần tiêu cực, hình thành trở ngại cho sự tiến bộ của chính các em. Gánh nặng này bắt nguồn từ cảm giác bất lực trong việc thay đổi hoàn cảnh, khiến trẻ luôn nghĩ rằng dù mình có cố gắng đến mấy cũng không thể thành công, hoặc không xứng đáng với những điều tốt đẹp.
Tất nhiên, suy luận này là một quan sát tâm lý và không thể áp dụng chung cho mọi gia đình hay mọi đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy rằng, mặc dù nhiều trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo khó với điều kiện kinh tế không thuận lợi, chúng vẫn cố gắng trở nên siêng năng và tích cực hơn để thay đổi số phận của mình. Ngược lại, cũng có một số thanh thiếu niên đến từ gia đình khá giả nhưng lại cảm thấy thiếu thốn khi so sánh với người khác, từ đó hình thành những ham muốn không giới hạn.
Sự độc lập là một phẩm chất mỗi nhà quản lý tài chính nên có
“Dựa núi núi cũng có thể đổ". Khi một người nhận ra rằng chính bản thân mình mới là người hỗ trợ ổn định và đáng tin cậy nhất, họ sẽ tìm thấy động lực để làm cho tài chính của mình độc lập, đầu tư vào tương lai, kiểm soát cuộc sống và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định của mình, thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác.
Trong cuốn sách Dạy con làm giàu: Bài học “vỡ lòng” về quản lý tài chính cho trẻ, tác giả đã dùng lối kể chuyện giản dị để chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, phân loại một số đặc điểm quan trọng trên con đường độc lập tài chính và tiết lộ chúng với các bậc phụ huynh. Qua đó, tác giả muốn giải thích cơ sở khoa học của hành vi tài chính và cách thức trẻ em có thể phát triển những đặc điểm này, giúp phụ huynh xây dựng một hệ thống điều hướng để nâng cao tiềm năng tài chính của con cái mình. Cuốn sách cũng cung cấp cho phụ huynh cách kiểm tra xem hành vi tài chính của họ có đủ lành mạnh hay không.
Dạy con làm giàu: Hãy xây dựng quan niệm tài chính lành mạnh
Cuốn sách được chia thành hai phần chính:
- Phần đầu tiên tập trung vào việc chia sẻ với cha mẹ, những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền đạt kiến thức tài chính cho con cái. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ em, các bậc phụ huynh nên giữ tâm trí và thái độ cởi mở.
- Phần thứ hai của cuốn sách tập trung vào việc chia sẻ tác động của người lớn đối với sự phát triển độc lập tài chính và thậm chí là tự do tài chính của trẻ em, nhấn mạnh vào các đặc điểm quan trọng giúp điều hướng hành vi tài chính lành mạnh.
Bởi vì "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", mỗi cá nhân và mỗi gia đình có bối cảnh phát triển riêng biệt, tác giả hiểu rằng các quan điểm trong cuốn sách không thể áp dụng được cho tất cả các tình huống và thách thức mà mọi gia đình gặp phải. Mục đích của cuốn sách này là cung cấp những điểm tham chiếu, trong khi vẫn giữ được sự linh hoạt để độc giả có thể ứng dụng và nuôi dạy con theo cách của riêng mình
Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng những thói quen tài chính quan trọng của con cái
Trong phương diện chi tiêu:
Hãy làm gương cho con bằng cách sử dụng phiếu giảm giá để tiết kiệm chi phí. Khi mua sắm, hãy giải thích cho con nguyên tắc tiêu dùng của mình, giúp con hiểu được thứ gì nên mua và thứ gì không nên mua... Hãy dạy con cách tiêu tiền vào những thứ cần thiết, phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, cũng như sắp xếp danh sách mua sắm theo thứ tự ưu tiên. Bên cạnh đó, khi cho con tiền tiêu vặt, hãy cho ít hơn mức cần thiết, đặt ra các quy tắc sử dụng số tiền này một cách khôn ngoan thay vì để trẻ tiêu pha liều lĩnh. Nếu tiền tiêu vặt không đủ, trẻ sẽ được khuyến khích tiết kiệm để mua những thứ mình muốn thông qua lao động
- Trong phương diện tiết kiệm:
Cha mẹ sẽ cung cấp cho trẻ một ống đựng tiền tiết kiệm, mở một tài khoản ngân hàng và dạy con cách tiết kiệm tiền để nâng cao chất lượng cuộc sống. Phụ huynh chỉ dẫn trẻ lập kế hoạch tiết kiệm cho các khoản chi tiêu như mua sách, đồ chơi và văn phòng phẩm. Điều này giúp trẻ học cách hy sinh những thú vui nhất thời để đạt được mục tiêu dài hạn.
Trong phương diện công việc:
Các bậc phụ huynh hãy giáo dục trẻ hiểu rằng lao động và thời gian có thể được đổi lấy thu nhập, giải thích lý do tại sao chúng ta cần phải làm việc, làm thế nào để gia tăng thu nhập bằng cách làm nhiều công việc hơn. Khi trẻ còn nhỏ và chưa đủ tuổi đi làm, cha mẹ có thể giao cho trẻ các công việc nhỏ trong nhà và trả tiền tiêu vặt. Hãy để cho trẻ thấy rằng, làm việc là phương thức chính để tạo ra thu nhập. Bạn càng làm nhiều công việc, thu nhập của bạn càng có khả năng tăng lên.
Dạy con làm giàu: một cuốn sách tuyệt vời để giúp trẻ phát triển tư duy tài chính
Nếu bạn muốn con mình hình thành được tư duy tài chính đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ thì cuốn sách Dạy con làm giàu: Bài học “vỡ lòng” về quản lý tài chính cho trẻ là một lựa chọn lý tưởng. Giáo dục tài chính sớm giúp trẻ không chỉ hiểu được giá trị của tiền bạc mà còn giúp chúng biết cách quản lý tiền của mình một cách thông minh. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng tài chính này từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng trở thành những người trưởng thành độc lập tài chính, biết cách tạo dựng và duy trì sự giàu có bền vững sau này!