Trọn Bộ Văn Hóa Nam Bộ Của Tác Giả Huỳnh Ngọc Trảng:
1. Đình Nam Bộ Xưa Và Nay
2. Gốm Lái Thiêu
3. Gốm Sài Gòn
4. Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần
5. Thần Đất - Ông Địa & Thần Tài
-------------------------------------------------------------------
1. Đình Nam Bộ Xưa Và Nay - Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường
Đình làng là một cơ sở tín ngưỡng quan trọng và chính thức của làng xã xứ ta. Đình không chỉ là nơi thờ tự Thành Hoàng, thần bảo hộ của cộng đồng mà còn là trung tâm văn - xã và thậm chí là trụ sở hành chính của làng. Chính vì vậy, từ lâu đình trở thành biểu tượng phong hóa của cộng đồng.
Lời tục rằng “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” là cách nói văn vẻ, còn thực tế thiết chế văn hóa - tín ngưỡng của làng gồm: “đình - chùa - miễu -võ”; trong đó, đình là trú sở của vị thần được thiên tử cắt đặt nhiệm vụ “bảo ngã lê dân”, tức bảo hộ cộng đồng dân cư sống trong khoảng “đất vua” được xác định là đơn vị hành chính cơ sở - gọi chung là làng, gọi chính thức là thôn/xã. Ở cấp hành chính cao hơn, cấp tỉnh thành, kinh đô, thiết chế văn hóa - tín ngưỡng mang tính chính thống gồm “đàn-miếu-đền-từ”. Như vậy, xét về đại thể, đình là cơ sở tín ngưỡng trung gian nối thiết chế chính thống và thiết chế dân gian. Ở đây, đình thuộc thể chế thờ tự chính thống, từ tín niệm, đối tượng thờ tự đến lễ thức đều tuân theo điển lệ - xét về cơ bản, trừ trường hợp đình làng có hèm; và mặt khác, tùy theo từng tọa độ địa lý - lịch sử cụ thể, đình dung nạp các đối tượng phối tự, tòng tự vào khuôn viên đình hay vào các vị trí phụ thuộc trong đình…
Tính chất phồn tạp của đình bắt nguồn từ lịch sử hình thành và quá trình điển lệ hóa của các triều đại trong lịch sử. Khởi đi từ đình trạm, đình trú - một cơ sở công ích thế tục, đến thế kỷ XIII được lệnh chính thức “dựng tượng Phật để thờ” trong đình và đến cuối thế kỷ XV mới bắt đầu trở thành đình làng và vị thần Thành Hoàng, một cách chính thống là thần bảo hộ các địa điểm quan yếu có thành có hào bao bọc (như kinh đô, tỉnh thành…) giờ đã trở thành thần Bản cảnh / Đương cảnh bảo hộ cho làng mạc, thôn - xã, nơi chẳng có thành cao, hào sâu. Do đó, tập hợp thần Thành Hoàng làng đã kế thừa truyền thống địa phương, theo đó, bao gồm cả nhiên thần, thiên thần và nhân thần, tức các thần linh có nguồn gốc từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, động vật, thực vật, linh vật, vật tổ, tổ tiên, anh hùng, danh nhân lịch sử - văn hóa…
Nói chung, việc phong cấp sắc thần Thành Hoàng, một mặt là điển lệ hóa một trong các thần linh vốn được làng xã tôn thờ lên địa vị chính thức là thần bảo hộ cộng đồng hoặc ban bố cho các làng xã không có sẵn thần linh bằng cách phong tặng một vị thần Thành Hoàng để bảo hộ dân làng của vua. Như đã nói trên, thần Thành Hoàng có nguồn gốc đa tạp, bao gồm cả nhiên thần, thiên thần lẫn nhân thần, song về mặt công năng thì đây là vị thần bảo hộ cộng đồng dân cư của đơn vị hành chính cơ sở là thôn xã. Bởi như chúng ta biết, trong nhiều ngôn ngữ thường có hai từ song tồn để chỉ đất. Trong ngữ cảnh văn hóa Hán - Việt, để chỉ đất có hai từ: Thổ và Địa. Với tư cách là vị thần đã từng “Hộ quốc tí dân” và nay được cắt cử “bảo ngã lê dân”, tức bảo hộ cho cộng đồng dân đen của vua, thần Thành Hoàng làng có trú sở chính thức là đình nên tính chất thiêng quy tụ về đây. Có thể đẳng trật của thần Thành Hoàng là “hạ đẳng thần” không lớn hơn các phúc thần khác được sắc phong là trung / thượng đẳng thần, nhưng thần là chủ thể của bản cảnh nên trong lễ Kỳ yên ở đình, các thần linh trong vùng đều được thỉnh về đình để dự hưởng - gọi là lễ nghinh thần. Cũng có trường hợp đình làng thờ thần Thành Hoàng và đồng thời thờ các thần linh có sắc phong của vua ban cho làng phụng tự. Trong trường hợp này, thần Thành Hoàng dù đẳng trật như thế nào thì vẫn là vị chủ thể của đình và các thần kia có thể đẳng trật được phong cao hơn vẫn được coi là đối tượng phối tự/ tòng tự. Điều này chỉ ra vị trí chính yếu của Bổn cảnh / Đương cảnh thành hoàng đối với tập hợp thần linh của từng làng xã.
Làng xã như vậy có một thần Thành Hoàng bảo hộ, có đình thờ tự và lấy đó làm nơi tổ chức lễ hội và làm nơi hội họp việc làng, có tự điền lấy hoa lợi chi dùng cho việc cúng tế, có bộ máy quan viên/ hương chức quản lý cộng đồng cả về hành chính lẫn phong hóa, rồi thêm vào đó là hương ước xác lập nên lệ làng, một tập hợp lệ luật được lịch sử xác nhận là có hiệu lực lớn hơn phép nước: phép vua thua lệ làng. Thành Hoàng được tiếp tục duy trì như tục lệ của cộng đồng. Một số vùng thành thị, sự xáo trộn dân cư đã khiến một số đình làng biến thành đình hội theo nghĩa đình và việc tế lễ ở đình được duy trì bởi những thành viên có tinh thần bảo thủ truyền thống hơn là của toàn bộ cư dân của làng xã. Các “Hội quý tế”, “Hội linh tế”… ra đời trong thời kỳ này và duy trì mãi về sau này.
Đình làng được bảo tồn đến nay là vậy, nhưng điều đó, không có nghĩa là không trải qua những thử thách. Trước hết, trong chín năm kháng chiến(1945 - 1954) một số đình làng bị dỡ bỏ theo chủ trương toàn dân kháng chiến toàn diện kháng chiến. Rõ ràng, trong đợt này, đình và các công trình kiến trúc khác phải dỡ bỏ vì mục đích ngăn chặn giặc Pháp chiếm làm công sự chống lại lực lượng kháng chiến của ta; song đợt tiêu thổ này, một cách nào đó đã khởi đầu cho công cuộc “đả thực bài phong”, tức ngoài mục đích quân sự - quốc phòng việc làm này còn hàm chứa mục đích xóa bỏ tàn tích phong kiến còn bảo lưu trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước thời điểm 1945 mà các tư trào cải lương phong hóa theo “chủ nghĩa tiến bộ” trước đó đã lên án và coi đó là lực cản của đà tiến bộ. Nói cách khác, một cơ cấu tín ngưỡng - lễ hội chính thức đáp ứng nhu cầu chính đáng như một nền tảng phong hóa, định hướng cho sự đồng nhất cộng đồng và biểu hiện bản sắc văn hóa đa dạng ở từng tọa độ địa lý là chưa định hình và còn đang “diễn biến phức tạp”, chưa có hồi kết. Hiển nhiên tín ngưỡng - lễ hội là nhu cầu của cộng đồng và cũng như các dạng thức văn hóa khác, chúng cũng luôn biến đổi theo sự biến chuyển của lịch sử một cách tự phát lẫn tự giác.
Lễ hội truyền thống ở xứ ta, đa phần là lễ hội nghi lễ, là những biểu hiện cụ thể của một tín ngưỡng bằng một hệ thống nghi lễ và các hình thức diễn xướng cùng các thứ vật chất tương ứng như lễ vật, cờ phướn, tàn lọng, đồ tự khí và những vật phẩm trang nghiêm cho cuộc lễ… Nói cách khác, lễ hội là một chỉnh thể nhằm biểu đạt lòng sùng tín theo một tín lý nhất quán chứ không phải là tổng số của phép cộng hai đại lượng tách biệt lễ và hội như cách hiểu thời thượng trong vài thập kỷ gần đây. Trong xã hội hiện đại, lễ hội cùng lúc có thể giảm bớt / mất tính thiêng, nhưng do yêu cầu cố kết cộng đồng nên lễ hội được duy trì một cách tự giác với những biến thái mới mẻ. Lễ hội giờ đây là một thiết chế bảo vệ sự tái sinh nhằm tái tạo sợi dây liên kết các thành viên của một xã hội – ở đó, điều cốt yếu không phải sự thiêng liêng huyền bí mà là biểu tượng của tinh thần cộng đồng hàm chứa sự thiêng liêng của lịch sử - văn hóa - chính trị.
Trong viễn tượng phát triển của xã hội hiện đại, việc giải phóng con người ra khỏi sự thần bí mê tín hướng đến việc xác lập cơ sở cho sự chánh tín hẳn chúng ta phải lưu tâm đến việc xây dựng một nội dung thờ tự cũng như một kịch bản lễ hội tương ứng cho đình làng; thậm chí nghi thức tế tự, văn tế truyền thống được xướng đọc theo âm Hán tự cũng cần được Việt hóa bằng chữ quốc ngữ thì may ra mới được thế hệ dân cư đương đại, đặc biệt là giới trẻ hiểu được. Phàm hữu tri mới khả mộ là vậy.
-------------------------------------------------------------------
2. Gốm Lái Thiêu - Huỳnh Ngọc Trảng
Sách là kết quả cộng tác của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) với các cộng sự - những nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật - cùng tham gia biên soạn.
Gốm Lái Thiêu là cuốn thứ 3 trong bộ sách gốm Nam Bộ (Gốm Cây Mai: Đề Ngạn - Sài Gòn xưa ra mắt tháng 3/2020 và Gốm Sài Gòn ra mắt tháng 10/2020).
Cuốn sách cung cấp những tư liệu, câu chuyện, thông tin phong phú về nguồn gốc xuất xứ, kỹ thuật chế tác, mỹ thuật của gốm Lái Thiêu - một dòng gốm lừng danh Nam Bộ ở thế kỷ 20.
Trong hơn 300 năm lịch sử, vùng đất Nam Bộ đã xuất hiện bốn dòng sản phẩm gốm chính yếu: Gốm Cây Mai ở Đề Ngạn/Sài Gòn xưa, gốm Sài Gòn ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, gốm Lái Thiêu ở Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) và gốm Biên Hòa do trường Mỹ nghệ Biên Hòa tạo tác.
Trong đó gốm Lái Thiêu là dòng gốm gia dụng với nhiều sản phẩm và chủng loại đã đáp ứng cho phần lớn nhu cầu thiết thực của đông đảo công chúng, không chỉ ở Nam Bộ mà còn cả Trung Bộ và Campuchia.
Gốm Lái Thiêu là tên gọi chung các sản phẩm gốm khác nhau được sản xuất từ khu vực Tân Khánh, Bà Lụa, Hưng Định và Lái Thiêu. Sở dĩ chúng được gọi chung là gốm Lái Thiêu bởi phần lớn sản phẩm từ bốn làng nghề nói trên đều được chuyên chở về bán ở Lái Thiêu, đầu mối giao thương thuận lợi cả thủy bộ và tàu hỏa.
Từ những cứ liệu như địa bạ, gia phả, các di tích lịch sử, tài liệu Hán Nôm, văn học dân gian kết hợp kiến thức về địa lý, các tác giả sách không chỉ giúp người đọc hình dung rõ vùng Lái Thiêu - Thủ Dầu Một từ khi hình thành cho đến nay, mà còn phân tích những lợi thế cho sự phát triển lâu dài của vùng đất này.
Các tác giả cũng khai thác triệt để các tư liệu cũ, nhất là tiếng Pháp, phân tích những số liệu thống kê, tư liệu khảo sát để tìm hiểu truyền thống nghề gốm sứ ở Lái Thiêu - tồn tại hơn 150 năm và phát triển mạnh mẽ về số lượng cơ sở sản xuất, chủng loại sản phẩm và kỹ thuật chế tác…
Nhóm tác giả còn chỉ ra từng loại sản phẩm và các trường phái của gốm Lái Thiêu với ba dòng chính: Quảng Đông, Phước Kiến và Triều Châu - gọi theo thông tục là gốm Quảng, gốm Phước Kiến và gốm Tiều. Ngoài ra còn có gốm Chú Tía Bà Lụa, gốm Đào Xương, gốm Vinh Phá
-------------------------------------------------------------------
3. Gốm Sài Gòn - Huỳnh Ngọc Trảng, Lưu Kim Chung
Gốm Sài Gòn là tên gọi để chỉ một dòng sản phẩm gốm sứ ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng tên gọi “Gốm Sài Gòn” có phần tùy tiện và không có sự nhất trí nhau: hoặc để chỉ chung cho các sản phẩm của tất cả các dòng sản phẩm gốm sứ đã được sản xuất ở Sài Gòn - Chợ Lớn (hiểu là địa bàn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), hoặc để chỉ dòng sản phẩm gốm sứ bạch dứu ra đời vào nửa đầu thề kỷ XX. Dù được dùng theo nghĩa nào, thì dòng gốm Sài Gòn đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định về lịch sử, chủng loại, đặc điể của chúng. Tập sách này là nỗ lực bước đầu nhằm cung cấp những dữ liệu cần thiết để có được hiểu biết cơ bản về Gốm Sài Gòn.
Để biên soạn tập sách nhỏ này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của các nhà sưu tập gốm Nam bộ.
Nhân đây, xin được gởi lời tri ân; đặc biệt cảm ơn các nhà sưu tập Lê Nhân Kiệt, Huỳnh Thanh Giang, Đỗ Quyê đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tiếp xúc với các sản phẩm gốm Sài Gòn để nghiên cứu cũng như chia sẻ những kiến thức liên quan đến dòng gốm sứ này.
-------------------------------------------------------------------
4. Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần - Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc
Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần do hai nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc biên soạn, không chỉ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về văn hóa thờ tự trong ngôi nhà Việt mà còn lý giải sâu sắc về đặc trưng văn hóa tâm linh của người Việt. Với một nội dung khoa học được trình bày dễ hiểu, hấp dẫn, chắc chắn Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần sẽ lôi cuốn độc giả đến trang sách cuối cùng.
-------------------------------------------------------------------
5. Thần Đất - Ông Địa & Thần Tài - Huỳnh Ngọc Trảng
Sự hình thành của đất, nói rộng ra là của núi non, gò nồng, ruộng rẫ là đối tượng phản ảnh trong hầu hết các thần thoại sáng thể, và rồi đất là nơi cư trú vả nuôi dưỡng muôn loài. Do đó, đất trở thành đối tượng sủng tin của con người.
Trong phần lớn ngôn ngữ, đất có nhiều từ chỉ định, phổ biến là nhất là hai từ, ví dụ: Thổ và Địa. Ở đây, Địa là tử chỉ đất với tư cách là địa lý, địa chính, tức chi một khu vực đất có giới hạn. Còn Thổ là từ chỉ thuộc tính bản thể của đất - gọi là Thổ đức. Nó là một nguyên tố trong bộ nhân nguyên tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, hoặc là một đại trong tứ đại: Đất, Nước, Lửa, Gió.
Chính từ đó việc thờ tự Thần Đất chủ vào hai tên lý cơ bản: một là, vị phúc thần bảo hộ cộng đồng cư dân thuộc một khu vực cụ thể; hai là, vị thần ban cho sự sung túc, thịnh vượng, tức chú vào tín lý phồn thực nói chung của đất